Theo lãnh đạo Cục C03 - Bộ Công an, hơn 8.600 tỷ đồng mà Tân Hoàng Minh lừa đảo chiếm đoạt được xác định là tang vật của vụ án. Sau khi xét xử, số tiền trên sẽ được trả lại cho các bị hại.
Theo lãnh đạo Cục C03 - Bộ Công an, hơn 8.600 tỷ đồng mà Tân Hoàng Minh lừa đảo chiếm đoạt được xác định là tang vật của vụ án. Sau khi xét xử, số tiền trên sẽ được trả lại cho các bị hại.
Cùng thời điểm phát hành các gói trái phiếu, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng ủy quyền cho cấp dưới ký hợp đồng giả cách, "chạy dòng tiền" mua lại 9 gói trái phiếu mà nhóm công ty con đã phát hành.
Tài liệu điều tra cho thấy trước mỗi đợt thanh toán tiền, số tiền trong tài khoản của Tập đoàn Tân Hoàng Minh chỉ dao động từ gần 40 - 200 tỉ đồng. Tiền này được rút, nộp vào tài khoản của 3 công ty Ngôi Sao Việt, Soleil và Cung Điện Mùa Đông dưới danh nghĩa thanh toán tiền mua trái phiếu (vòng 1). Sau đó, tiền được chuyển tiếp sang tài khoản cá nhân hoặc Tập đoàn Tân Hoàng Minh theo đúng mục đích, phương án phát hành (vòng 2). Cuối cùng, tiền chuyển ngược vào tài khoản của Tập đoàn Tân Hoàng Minh (vòng cuối) để lặp lại vòng 1, cứ thế quay vòng đến khi đủ giá trị các gói trái phiếu.
Đáng chú ý, theo quy định tại Nghị định 153/2020, đối với trái phiếu không chuyển đổi và không kèm chứng quyền, đối tượng mua trái phiếu phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Để lách luật, ông Dũng thành lập Trung tâm Kinh doanh trái phiếu thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh, giao cho con trai Đỗ Hoàng Việt làm giám đốc. Bị cáo còn ủy quyền cho 22 cá nhân trong tập đoàn ký hợp đồng hợp tác đầu tư trái phiếu, mà bản chất là bán trái phiếu cho nhà đầu tư.
Do tin tưởng các gói trái phiếu được phát hành đúng quy định, Tập đoàn Tân Hoàng Minh lại là doanh nghiệp lớn và có thương hiệu, hàng ngàn nhà đầu tư (phần lớn không phải nhà đầu tư chuyên nghiệp) đã ký hợp đồng đầu tư để trở thành chủ sở hữu 9 gói trái phiếu.
Xem nhanh 12h ngày 19.3: Xét xử cha con Chủ tịch Tân Hoàng Minh
Viện KSND tối cao xác định, Tập đoàn Tân Hoàng Minh thu về gần 14.000 tỉ đồng. Bị cáo Đỗ Anh Dũng chỉ đạo sử dụng số tiền này để trả nợ, mua cổ phần, chi tiêu cá nhân…; không đúng mục đích, phương án phát hành trái phiếu. Trong đó, hơn 5.100 tỉ đồng là tiền của nhà đầu tư sau được dùng để trả cho nhà đầu tư đến hạn trước.
Hậu quả, 6.630 nhà đầu tư bị chiếm đoạt hơn 8.600 tỉ đồng. Đến nay, các bị cáo cùng gia đình và pháp nhân liên quan đã nộp vào tài khoản tạm giữ của cơ quan điều tra tổng số tiền hơn 8.600 tỉ đồng, đủ khắc phục toàn bộ hậu quả.
Cơ quan tố tụng khám xét trụ sở Tập đoàn Tân Hoàng Minh tại thời điểm vụ án bị khởi tố
Theo cáo trạng, Công ty Tân Hoàng Minh được thành lập năm 1993, trụ sở chính tại 72 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1 (TP.HCM), có vốn điều lệ 10.000 tỉ. Trong đó, ông Đỗ Anh Dũng góp 5.100 tỉ (chiếm hơn 51%) và 5 công ty liên quan.
Để mở rộng lĩnh vực kinh doanh, ông Dũng thành lập thêm 45 công ty rồi chỉ định người nhà hoặc cá nhân, pháp nhân liên quan đến Tân Hoàng Minh đứng tên pháp nhân. Tuy nhiên trên thực tế, các công ty này đều hoạt động dưới sự chỉ đạo xuyên suốt của Đỗ Anh Dũng - cáo trạng nêu.
Đầu năm 2021, tài chính của Tập đoàn Tân Hoàng Minh gặp nhiều khó khăn, nợ ngân hàng gần 20.000 tỉ đồng, chưa kể tám gói trái phiếu mà công ty đã phát hành. Để tháo gỡ khó khăn, ông Dũng chỉ đạo con trai mình tìm cách phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ để huy động vốn.
Ba công ty con được Tân Hoàng Minh dùng để phát hành trái phiếu là Công ty bất động sản Ngôi Sao Việt, Công ty CP đầu tư dịch vụ khách sạn Soleil, Công ty CP Cung Điện Mùa Đông. Về mặt pháp lý, giấy tờ thể hiện người góp vốn, đại diện theo pháp luật của các công ty này là các cá nhân khác nhau, có kê khai thuế độc lập. Tuy nhiên, kết quả điều tra xác định chủ tịch Tân Hoàng Minh mới là chủ thực sự, chi phối và điều hành các công ty.
Do kết quả hoạt động của cả ba công ty không đủ điều kiện phát hành, chào bán trái phiếu nên Đỗ Hoàng Việt chỉ đạo thuộc cấp nghiên cứu chỉnh sửa báo cáo tài chính theo hướng không đúng với thực tế. Từ đó, các báo cáo tài chính được "đánh bóng" tạo lãi "khống" để đủ điều kiện phát hành trái phiếu.
Theo cáo buộc của cơ quan truy tố, "để các lô trái phiếu của Tân Hoàng Minh được đánh bóng hào nhoáng, thu hút nhà đầu tư" có sự giúp sức của các đơn vị kiểm toán, thẩm định giá tài sản. Sự thiếu giám sát của các chi nhánh ngân hàng cũng là cơ hội để Tân Hoàng Minh tận dụng.
Theo Viện KSND tối cao, Tập đoàn Tân Hoàng Minh được thành lập năm 1993, thay đổi kinh doanh lần gần nhất năm 2021, vốn điều lệ 10.000 tỉ đồng, do ông Đỗ Anh Dũng làm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật.
Nhằm mở rộng lĩnh vực kinh doanh, ông Dũng thành lập thêm 45 công ty rồi chỉ định người nhà hoặc cá nhân liên quan đến Tân Hoàng Minh đứng tên sở hữu. Điển hình là Công ty TNHH đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt (gọi tắt Công ty Ngôi Sao Việt), Công ty CP đầu tư và dịch vụ khách sạn Soleil (gọi tắt Công ty Soleil) và Công ty CP Cung Điện Mùa Đông.
Xét xử vụ án Tân Hoàng Minh: Hơn 6.600 bị hại, tòa dựng rạp ngoài trời
Đầu năm 2021, ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 khiến thị trường bất động sản "đóng băng", Tập đoàn Tân Hoàng Minh gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh, đầu tư. Để giải quyết vấn đề, ông Dũng chỉ đạo con trai Đỗ Hoàng Việt tìm phương án huy động vốn cho tập đoàn.
Hai cha con thống nhất chủ trương sử dụng các pháp nhân thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh để phát hành trái phiếu riêng lẻ, sau đó hợp thức trái chủ, sử dụng pháp nhân của tập đoàn, bán cho nhà đầu tư. 3 công ty được lựa chọn để phát hành trái phiếu gồm Ngôi Sao Việt, Soleil và Cung Điện Mùa Đông.
Tuy nhiên, do kết quả kinh doanh của cả 3 pháp nhân này đều không đủ điều kiện, ông Việt chỉ đạo cấp dưới chỉnh sửa thông tin trong các báo cáo tài chính không đúng với thực tế. Nhờ vậy, từ tháng 7.2021 - tháng 3.2022, 3 công ty Ngôi Sao Việt, Soleil và Cung Điện Mùa Đông lần lượt phát hành 9 gói trái phiếu, với tổng trị giá 10.300 tỉ đồng. Các gói trái phiếu đều được tạo lập bằng hồ sơ gian dối, không có việc sử dụng tiền trái phiếu để đầu tư vào các dự án như thông tin công bố.
Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh cùng đồng phạm bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 8.600 tỉ đồng của 6.630 nhà đầu tư
Tân Hoàng Minh sau đó bán trái phiếu để huy động lấy tiền trả nợ, tiêu xài gần hết. Số dư trên tài khoản của Tân Hoàng Minh tại thời điểm cơ quan điều tra khởi tố vụ án chỉ là hơn 214 tỉ.
Ông Dũng và các đồng phạm bị cơ quan truy tố cáo buộc thông qua phát hành trái phiếu đã chiếm đoạt hơn 8.600 tỉ đồng của 6.630 khách hàng. Theo cáo trạng, số tiền huy động được từ việc gian dối phát hành trái phiếu đã bị chủ tịch Tân Hoàng Minh sử dụng gần hết không đúng mục đích, như dùng hơn 5.100 tỉ đồng trả cho nhà đầu tư đến hạn trước.
Ngoài ra chi trả nợ quá hạn cho hai ngân hàng SHB và Agribank hơn 1.900 tỉ đồng; mua cổ phần hoặc hợp tác đầu tư nhiều dự án hơn 3.800 tỉ đồng. Ông Dũng thanh toán các chi phí của tập đoàn hơn 929 tỉ đồng; chuyển tiền đầu tư chứng khoán, trả nợ cá nhân, mua bán USD… tổng cộng 801 tỉ đồng.
Tại cơ quan điều tra, ông Dũng còn khai vào năm 2022 sử dụng 585 tỉ đồng từ huy động trái phiếu để đặt cọc đấu giá đất ở Thủ Thiêm (TP.HCM). Khi đó, Công ty Ngôi Sao Việt (thành viên của Tân Hoàng Minh) bỏ mức giá 24.500 tỉ đồng, gấp 8,3 lần giá chào. Tuy nhiên sau đó đã bỏ cọc, xin đơn phương chấm dứt hợp đồng gây nhiều ồn ào trong dư luận.