Nhật Bản là một trong những điểm đến phổ biến cho việc du lịch, học tập và xuất khẩu lao động. Visa đi Nhật là tấm giấy thông hành được nhiều công dân nước ngoài quan tâm. Với visa Nhật 1 năm, bạn có thể tận hưởng nhiều quyền lợi và có trải nghiệm đa dạng tại quốc gia này.
Nhật Bản là một trong những điểm đến phổ biến cho việc du lịch, học tập và xuất khẩu lao động. Visa đi Nhật là tấm giấy thông hành được nhiều công dân nước ngoài quan tâm. Với visa Nhật 1 năm, bạn có thể tận hưởng nhiều quyền lợi và có trải nghiệm đa dạng tại quốc gia này.
Bên cạnh việc phân chia theo số lần nhập cảnh, thì hiện tại các loại visa Nhật Bản theo mục đích nhập cảnh sẽ rõ ràng và phổ biến hơn. Nếu như căn cứ vào mục đích nhập cảnh Nhật Bản, có thể phân loại visa thành nhiều loại khác nhau cho người nước ngoài bao gồm:
Trong các loại visa du lịch Nhật Bản thì sẽ bao gồm visa du lịch tự túc và visa du lịch theo tour. Với visa du lịch tự túc, đương đơn sẽ chỉ được nhập cảnh một lần duy nhất với thời gian lưu trú tối đa cho mỗi lần nhập cảnh là 15 ngày, thời hạn tối đa cho Visa là 90 ngày. Khi muốn nhập cảnh vào lần tiếp theo thì sẽ cần xin visa mới.
Với những du khách đi theo đoàn do các công ty du lịch chỉ định, lập kế hoạch và tập hợp khách cũng như tổ chức các tour sang Nhật, thì khi thỏa mãn các điều kiện dưới đây sẽ được gọi là “Package Tour”.
+ Tour du lịch không bao gồm các hoạt động như thăm thân hoặc các hoạt động thương mại
+ Công ty du lịch chỉ định đã thực hiện các thủ tục như đặt phòng, booking máy bay, phương tiện di chuyển từ khi nhập cảnh cho đến khi xuất cảnh. Du khách không được tự đặt phòng nghỉ.
+ Có thời gian lưu trú tối đa ở Nhật Bản là 15 ngày, tính từ thời điểm nhập cảnh.
Visa du lịch Nhật Bản là loại visa phổ biến nhất. Ảnh: LJPTravel - JAPAN
Visa thương mại Nhật Bản, là loại visa vừa thuộc nhóm nhập cảnh một lần, lại vừa thuộc nhóm nhập cảnh nhiều lần. Theo đó, dạng visa này sẽ được cấp cho những đương đơn có mục đích nhập cảnh vào Nhật Bản để thực hiện các công tác nghiệp vụ, tham gia các cuộc đàm phán, hội nghị, học tập, ký kết hợp đồng và dịch vụ sau mua bán. Bạn cũng sẽ được cấp dạng visa này khi nhập cảnh Nhật Bản để tham gia các chương trình giao lưu, dự thi các cuộc thi thuộc về văn hóa…
Visa thương mại nhập cảnh nhiều lần sẽ được cấp cho những đối tượng là nhân viên của các cơ quan Chính phủ Việt Nam từ trung ương đến địa phương, các đối tượng là đại biểu quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân, những người sang Nhật với mục đích thương mại, các nhà hoạt động văn hóa trí thức hay vợ chồng con cái của các đối tượng đã được áp dụng ở trên.
Lưu ý với visa thương mại Nhật Bản, đương đơn sẽ không được tham gia các hoạt động trả thù lao hay tiền lương hoặc nhập cảnh với mục đích lao động. Visa này sẽ cho phép nhập cảnh một lần hoặc nhiều lần, trong thời hạn từ 3 tháng đến 10 năm, tùy thuộc diện áp dụng và mỗi lần lưu trú tối đa sẽ là 90 ngày.
Đây là một trong các loại visa Nhật Bản ngắn hạn được cấp cho những người có huyết thống ba đời, hoặc những người không cùng huyết thống nhưng là mối quan hệ vợ chồng đến thăm con cháu vợ chồng đang sinh sống làm việc ở Nhật Bản.
Khi xin visa diện thăm thân, bạn sẽ được nhập cảnh một lần hoặc nhiều lần tùy đối tượng và mỗi lần lưu trú sẽ là 30 ngày, thời hạn visa là 3 tháng đến 5 năm.
Nếu muốn đến Nhật Bản để tham gia các khóa học ngắn hạn hoặc với mục đích học tập, thì có thể xin visa du học Nhật Bản với thời hạn từ 3 tháng đến 5 năm, có thể xin gia hạn thêm. Lưu ý, để xin được visa du học Nhật Bản thì chắc chắn bạn cần phải có bảo trợ của một tổ chức giáo dục ở Nhật Bản và chứng minh được khả năng tài chính để có thể trang trải chi phí trong thời gian du học tại Nhật. Với các du học sinh tại Nhật, số giờ làm thêm tối đa sẽ là 28 giờ mỗi tuần và cần phải nhận được sự đồng ý của cục nhập cảnh.
Đây là một trong các loại visa Nhật Bản khá phức tạp, với các quy định chặt chẽ. Theo đó, hiện tại bạn có thể xin ba loại visa để làm việc tại Nhật bao gồm:
+ Visa lao động diện kỹ sư, visa khối kỹ thuật kinh tế khối nội vụ hoặc khối dịch vụ. Nếu như bạn tốt nghiệp các trường Trung cấp nghề, cao đẳng nghề thuộc chuyên ngành kỹ thuật cơ khí, IT thì đều phải có kinh nghiệm từ 6 cho đến 10 năm.
+ Visa lao động phổ thông diện xuất khẩu lao động cho những đương đơn tốt nghiệp cấp 2 trở lên.
+ Visa du học tiếng Nhật ,sau đó chuyển đổi sang visa lao động áp dụng cho các đối tượng đã tốt nghiệp cấp 3 trở lên.
Ngoài ra, với diện visa lao động tại Nhật sẽ còn áp dụng theo một số loại visa khác nữa. Thời hạn của visa lao động ở Nhật Bản sẽ kéo dài từ 6 tháng, 1 năm, 2 năm hoặc 2 năm 3 tháng tùy trường hợp…
Dạng visa này sẽ áp dụng cho những người nước ngoài di cư đến Nhật Bản với mục đích cư trú. Đây có thể là những người đang bị đàn áp về chính trị, tôn giáo, chủng tộc và không được quốc gia quê hương của họ bảo hộ hay quốc gia đó đang có chiến tranh.
Để xin được visa tị nạn ở Nhật Bản, thường sẽ mất rất nhiều thời gian và nhiều người sẽ lợi dụng điều này để lưu trú ở Nhật lâu hơn. Trong thời gian chờ đợi có được visa tị nạn ở Nhật Bản, các đương đơn sẽ không thể làm bất kỳ công việc gì, đồng thời kể cả khi bạn đang có visa tị nạn thì việc xin vào các doanh nghiệp ở Nhật cũng rất khó khăn.
Đây là dạng visa sẽ áp dụng cho những người có nhu cầu nhập cảnh và Nhật Bản để thực hiện mục đích khám chữa bệnh. Với visa này bạn có thể nhập cảnh và Nhật Bản để thực hiện các hoạt động y tế như khám chữa bệnh, dưỡng bệnh hay liên tục lưu trú điều trị ở Nhật với mỗi lần tối đa là 90 ngày.
Diện visa này không chỉ được cấp cho người bệnh mà những người đi cùng dù không phải họ hàng cũng có thể được cấp diện Visa này. Quy định nhập cảnh visa y tế Nhật Bản sẽ có thời hạn cho mỗi lần là 15 ngày, 30 ngày, 90 ngày, 6 tháng hoặc 12 tháng.
Ngoài các loại visa Nhật Bản trên, hiện tại còn có nhiều loại visa khác nhau như visa Working Holiday Nhật Bản, visa tình nguyện Nhật Bản, visa lưu trú dài hạn, visa lưu trú vĩnh viễn hay visa kết hôn…
Tuỳ mục đích nhập cảnh mà có thể xin dạng visa thích hợp. Ảnh: ST
Thực tế các loại visa Nhật Bản hiện tại vô cùng đa dạng để đáp ứng nhu cầu của công dân toàn cầu. Ứng với mỗi dạng visa, sẽ đều có các quy định riêng về hồ sơ, thời hạn, số lần nhập cảnh. Do đó, bạn hãy tìm hiểu thật chi tiết về loại visa mình cần và chuẩn bị hồ sơ thật đầy đủ, xác định thông tin từ các nguồn chính thống nhằm giúp tăng tỷ lệ đậu visa .
Bạn đang tìm kiếm thông tin chi tiết nhất về các loại visa Nhật Bản, bởi có quá nhiều thông tin khiến bạn không biết nên tin vào đâu. Trong bài viết này, ACC Đồng Nai sẽ gửi đến bạn một bài viết đầy đủ nhất về thông tin từng loại visa Nhật Bản. Nếu bạn có ý định xin visa nhập cảnh vào quốc gia này, đừng bỏ qua bài viết dưới đây.
Visa Nhật Bản được phân thành 2 loại: visa Nhật Bản phân theo mục đích nhập cảnh và loại visa Nhật Bản phân theo số lần nhập cảnh
Thường là 1 hoặc 3 năm và có thể gia hạn.
– Những người nước ngoài thuộc quốc tịch của 1 trong hơn 50 quốc gia được Nhật Bản miễn visa tạm thời chỉ cần sở hữu một hộ chiếu hợp lệ là có thể nhập cảnh vào Nhật Bản dưới hình thức khách du lịch hoặc thương gia. Các cá nhân có visa tạm thời sẽ được phép lưu trú tại Nhật Bản tối đa là 90 ngày. Tuy nhiên, họ không được phép tham gia vào hoạt động kinh doanh hoặc mua bán.
– Dù vậy, họ vẫn có thể tham gia vào các khóa học ngắn hạn tại các trường Nhật ngữ. Tất cả khách du lịch nước ngoài phải luôn mang theo hộ chiếu khi đi lại.
– Hiện nay, có nhiều lao động Việt Nam tham gia vào việc xuất khẩu lao động Nhật Bản một cách bất hợp pháp thông qua việc xin visa du lịch sau đó bỏ trốn ra ngoài làm việc. Hành động này ảnh hưởng rất nhiều đến cộng đồng người Việt đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản. Nếu bị cảnh sát Nhật Bản bắt, họ sẽ mất mọi cơ hội để quay lại Nhật Bản trong tương lai.
– Tất cả người lao động mong muốn làm việc tại Nhật Bản đều phải làm thủ tục xin visa tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sứ quán Nhật Bản để được phép nhập cảnh, thông qua visa lao động.
– Có hơn 12 loại hình visa lao động, mỗi loại cho phép người sở hữu nó tham gia vào các loại hình kinh doanh và lĩnh vực khác nhau. Ví dụ như phóng viên, nghệ thuật, nghiên cứu, giáo dục, kỹ thuật, giải trí, quản trị kinh doanh, dịch vụ quốc tế, và nhiều lĩnh vực khác.
– Visa lao động thường được cấp với kỳ hạn là 1 hoặc 3 năm và có thể được gia hạn sau khi hết hạn.
– Người nước ngoài muốn du học tại Nhật Bản cần có visa du học được cấp tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Nhật Bản để nhập cảnh dưới hình thức lưu trú du học dài hạn.
– Có nhiều loại visa du học phân biệt theo loại hình học tập như trước đại học, đại học, chương trình trao đổi văn hóa, v.v.
– Để nhận được visa du học, bạn cần có xác nhận từ trường sẽ theo học và chứng minh đủ khả năng tài chính trong suốt quá trình học.
– Thời hạn của visa du học có thể kéo dài từ 3 tháng đến 4 năm 3 tháng tùy theo chương trình học. Du học sinh không được tham gia lao động tính lương trừ khi có giấy phép từ Cục xuất nhập cảnh. Trong trường hợp được phép, họ chỉ được làm việc với giới hạn giờ quy định, không được vượt quá 28 giờ mỗi tuần.
4. Visa Vợ Chồng hoặc Người Phụ Thuộc:
– Người nước ngoài kết hôn với người mang quốc tịch Nhật hoặc với người đã có visa vĩnh trú tại Nhật có thể được cấp visa vợ chồng, cho phép họ kết hôn và lưu trú tại Nhật.
– Visa loại này có thời hạn từ 6 tháng, 1, 3 hoặc 5 năm và có thể được gia hạn.
– Vợ hoặc chồng của người nước ngoài, những người sống tại Nhật với hình thức lưu trú được phép lao động có thể nộp đơn để xin visa người phụ thuộc. Visa người phụ thuộc cũng được cấp từ 3 tháng đến 5 năm và có thể gia hạn.
– Trong trường hợp này, người phụ thuộc không được tham gia kinh doanh, buôn bán trừ khi có giấy phép từ cục xuất nhập cảnh. Ngay cả khi có giấy phép, họ chỉ được làm việc trong giới hạn giờ quy định.
– Visa này dành cho bệnh nhân nước ngoài muốn đến Nhật Bản để chữa bệnh và sử dụng các dịch vụ y tế tại các cơ sở y tế, bệnh viện của Nhật.
– Visa này có thể được cấp nhiều lần nếu cần thiết, nhưng thời gian lưu trú mỗi lần không vượt quá 90 ngày.
– Người đăng ký cần xuất trình kế hoạch chữa bệnh cụ thể tại Nhật hoặc bảo đảm từ người bảo lãnh.
– Người đi cùng để chăm sóc bệnh nhân không được phép tham gia các hoạt động làm việc được trả lương hoặc kinh doanh. Thời hạn visa có thể kéo dài đến 3 năm, tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân và các yếu tố khác.