Tứ đại Thiên Vương kỳ đàn Trung Hoa những năm 1980, ai mới là Vương Trung Vương thực sự?
Tứ đại Thiên Vương kỳ đàn Trung Hoa những năm 1980, ai mới là Vương Trung Vương thực sự?
Chúng ta hãy cùng nhìn lại thời đại “Thập liên bá” của Hồ Vinh Hoa, thời đại Lĩnh Nam song hùng Lữ – Hứa hay thời đại thống trị gần đây của Vương Thiên Nhất để thấy rằng trong kỳ đàn đã có quá nhiều danh thủ đầy tài năng, bản lĩnh nhưng lại thiếu may mắn để tranh đoạt chức vô địch như Vương Gia Lương, Thái Phúc Như, Vương Bân hay Mạnh Thần.
Kiểu phát triển này nhìn chung là không thuận lợi cho sự phổ biến của tượng kỳ, không thôi thúc được khát khao vô địch của những anh hùng mới nổi. Thế giới tượng kỳ những năm 1980 còn được gọi là thời kỳ “Hậu Hồ Vinh Hoa”, điều này cho thấy rằng ngay cả sau thời kỳ đỉnh cao 20 năm vào những năm 1960 và 1970, kỹ năng chơi cờ của thiên tài Hồ Vinh Hoa vẫn có thể kiềm chế được Lữ Khâm, Lý Lai Quần và Liễu Đại Hoa.
Vì vậy Hồ Vinh Hoa có thể coi là người đầu tiên trong số bốn vị Thiên Vương mới. Muốn đánh giá ai mới là Vua thật sự trong những vị Vua thì phải nhìn nhận qua nhiều khía cạnh như: tuổi tác, kinh nghiệm học cờ, thành tích, điểm số, khả năng trau dồi cũng như sự đóng góp và tầm ảnh hưởng đối với sự phát triển của tượng kỳ ở trong nước và ngoài nước.
Hãy cùng so sánh sự đóng góp của Tứ Thiên Vương trong sự phát triển của tượng kỳ. Những đóng góp trong sự phát triển phong trào có thể so sánh toàn diện qua các khía cạnh như: bồi dưỡng nhân tài, viết sách, đổi mới, cải cách chuyên môn, quảng bá cùng với việc hỗ trợ tổ chức các sự kiện…
Hồ Vinh Hoa là người đứng đầu trong việc bồi dưỡng nhân tài cũng như viết sách chuyên môn về tượng kỳ. Ông có những tác phẩm tiêu biểu như: “Phản cung mã chuyên tập”, “Hồ Vinh Hoa tượng kỳ tự chiến giải quyết phổ”, “Hồ Vinh Hoa phi tượng bách cục”… đều được đánh giá cao về mặt lí luận chuyên môn.
Các vị đại sư còn lại hầu như không có không có kiệt tác nào đáng kể. Về phương diện cải cách, đổi mới chuyên môn, Hồ Vinh Hoa cũng đi đầu trong việc cách tân nhiều thế trận cổ, đổi mới và sáng tạo những thế trận mới như: Phản cung mã, Quá cung pháo, Phi Tượng cục…Mỗi cải biến của ông đều có giá trị sử dụng lớn, áp dụng cho thực chiến hiện đại. Về mặt này, Hồ Vinh Hoa vẫn đứng đầu.
Hồ Vinh Hoa còn rất tích cực trong việc quảng bá tượng kỳ. Năm 1989, vì phải ra nước ngoài quảng bá sự kiện, ông thậm chí từ bỏ cơ hội tham dự giải vô địch toàn quốc. Mặc dù Hồ Vinh Hoa không phải tự bỏ tiền túi để tài trợ các sự kiện nhưng những đóng góp của ông cho sự phát triển của tượng kỳ là vô cùng to lớn!
Thành tích đóng góp cho phong trào của Liễu Đại Hoa và Lữ Khâm tất nhiên không bằng Hồ Vinh Hoa nhưng họ cũng đã để lại nhiều ảnh hưởng lớn trong sự phát triển tượng kỳ. Nhìn chung bọn họ vẫn hơn Lý Lai Quần ở mặt này. Tuy nhiên Lí Lai Quần lại là người bỏ ra nhiều tiền nhất để tài trợ các sự kiện tượng kỳ sau khi đạt được thành công trong kinh doanh.
Vào năm 2007, ông từng bỏ ra số tiền lên đến 1 triệu USD để tài trợ cho giải đấu nổi tiếng mang tên mình là “Lai Quần Bôi” với giải nhất lên đến 200.000 NDT, một kỉ lục thời đó. Trên thực tế, Lí Lai Quần còn sẵn sàng muốn biến “Lai Quần Bôi” thành một giải đấu uy tín như “Ngũ Dương Bôi” nhưng vì Hồ Vinh Hoa không muốn tham dự nên giải đấu này đã lụi tàn chỉ sau một lần được tổ chức.
Cuối cùng hãy so sánh về tầm ảnh hưởng của mỗi vị Thiên Vương trong giới tượng kỳ. Tại giáp cấp liên tái năm 2003, Lữ Khâm và Hồ Vinh Hoa ngồi cùng bàn trò chuyện vui vẻ bên ly rượu, Lữ Khâm đã từng nói: ”Hồ tư lệnh, anh là tiền bối trong giới, tôi chỉ nghe anh”. Không khó để nhận ra được từ trong lời nói của Lữ Khâm , người từng giành được hơn 100 danh hiệu cao quý, lập biết bao thành tựu trong kỳ nghệ vẫn rất ngưỡng mộ Hồ Vinh Hoa.
Hồ Vinh Hoa người đang nắm giữ những kỉ lục vô tiền khoáng hậu như vô địch quốc gia trẻ nhất (15 tuổi), vô địch quốc gia mười năm liên tiếp, vô địch quốc gia lớn tuổi nhất (55 tuổi)…hầu như đều được bất cứ ai yêu mến khi nhắc đến. Ngay cả Lữ Khâm, người đã thống trị kỳ đàn hơn 10 năm, thi đấu chuyên nghiệp hơn 40 vẫn cảm thấy mình bé nhỏ hơn bậc đàn anh rất nhiều!
Xét về phương diện này, Liễu Đại Hoa cùng Lý Lai Quần quả thực không bằng. Lý Lai Quần dù là một tài năng kiệt xuất với 4 chức vô địch quốc gia trong mười năm nhưng đã từ bỏ kỳ nghệ từ quá sớm để theo kinh doanh. Tầm ảnh hưởng của anh thậm chí còn thua kém hơn nhiều so với Liễu Đại Hoa chứ chưa nói tới hai vị Hồ – Lữ.
Liễu Đại Hoa là một người có hoài bão lớn nhưng cuộc đời lại gặp nhiều trắc trở. Liễu đại sư thành tài chủ yếu tự học, luôn rất nỗ lực, chăm chỉ mỗi ngày. Mặc dù, Liễu đại sư chưa từng giành lại được chức vô địch từ năm 1981 nhưng với gần nửa thế kỷ cống hiến cho làng cờ, bền bỉ trong mọi giải đấu, huấn luyện biết bao nhân tài trẻ tuổi, danh vị của Liễu đại sư xứng đáng được người đời tôn trọng, nể phục!
Trong nháy mắt, Tứ đại Thiên Vương lừng lẫy ngày nào đều đã có tuổi. Hồ Vinh Hoa đã từ bỏ thi đấu đỉnh cao vào khoảng năm 2014, Lý Lai Quần cũng đã rút lui từ lâu chỉ còn Liễu Đại Hoa và Lữ Khâm vẫn còn hoạt động. Mặc dù, hùng phong vẫn như ngày nào nhưng với sự vươn lên mạnh mẽ của thế hệ mới, cả hai vị đại sư đều không đạt được thành tích nào đáng kể trong thời gian qua.
Nhưng đối người hâm mộ, họ vẫn cảm thấy rất vui khi hai vị đại sư vẫn còn tiếp tục chiến đấu, cho dù màn trình diễn của bọn họ không còn được mãn nhãn, kết quả đã không còn tốt như trước nhưng họ vẫn là những bậc anh hùng hiếm có xưa nay…
Có một ai đó từng hỏi rằng, ý nghĩa của việc chơi cờ là gì? Là để tiếp nối, nối quá khứ đến tương lai, nối thế hệ này đến thế hệ khác… Mọi thứ không có hồi kết như cuộc sống vậy. Cứ mãi tiếp diễn…
“Sóng Trường Giang sóng sau xô lớp trước Bao lớp sóng xô bấy anh hùng Ngoảnh nhìn lại cuộc đời như giấc mộng Được mất lợi thành bỗng chốc hóa hư không…” (Trích thơ)
Dưới thời nhà Nguyễn, ấn chương có nhiều loại hình rất đa dạng, phong phú. Những ấn chương được nhà vua sử dụng thường làm bằng vàng, ngọc và được gọi chung là “Kim Ngọc bảo tỷ”.
Ngoài ra, đối với các bậc vương công tôn thất và quan lại triều đình cho chế tác con dấu bằng đồng hoặc bằng ngà.
Trong sưu tập ấn chương của triều Nguyễn tại Bảo tàng Lịch sử TP Hồ Chí Minh, có một chiếc ấn đồng lưu giữ câu chuyện bí ẩn của chủ nhân. Đó chính là chiếc ấn “Hoài Đức Quận Vương”.
Theo các chuyên gia bảo tàng, mỗi chiếc ấn có những giá trị mỹ thuật và lịch sử riêng biệt. Những chiếc ấn có giá trị rất lớn để cung cấp thêm nhiều thông tin quý báu về thể chế hành chính, quan lại của triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.
Ấn chương là kỷ vật thời cuộc của người xưa, mà khi nghiên cứu sẽ thấy từ uy quyền tuyệt đối của nhà vua, sự phân tầng quản lý đến phân tầng xã hội, hoạt động giao thương của người dân đều được biểu hiện sinh động trong từng loại ấn chương.
Ấn chương qua mỗi thời kỳ góp phần làm rõ hơn giai đoạn lịch sử nhất định của một quốc gia về phương diện quản lý hành chính, những thỏa thuận trong mua bán, văn hóa, phong cách kỹ thuật, mỹ thuật… Thậm chí là tâm tư tình cảm của người chế tác, sử dụng ấn.
Theo Bảo tàng Lịch sử TP Hồ Chí Minh, chiếc ấn Hoài Đức Quận Vương được đúc bằng đồng, phần núm là hình ảnh con lân đang trong tư thế ngồi. Trên lưng ấn khắc chìm một hàng 5 chữ Hán: 重 叁 斤 五 両 (trọng tam cân ngũ lạng), tức trọng lượng của ấn là 3 cân 5 lạng (tương đương 2,004kg).
Mặt ấn hình vuông, đúc nổi 6 chữ Hán theo kiểu chữ triện trong khung viền thể hiện nội dung của ấn: 懷 徳 郡 王 之 印 (Hoài Đức Quận Vương chi ấn), tức ấn của Hoài Đức Quận Vương.
Ngoài ấn Hoài Đức Quận Vương, hiện nay một số bảo tàng ở nước ta đã sưu tầm được ấn của hoàng đế. Đặc biệt là chiếc ấn được xem là lớn và đẹp nhất triều Nguyễn, đúc bằng vàng ròng vào mồng 4 tháng 2 năm Minh Mạng thứ tư (15/3/1823).
Ấn đúc hình vuông, quai ấn là một con rồng uốn khúc, đầu ngẩng cao, mắt nhìn thẳng về phía trước. Đỉnh đầu rồng khắc hình chữ vương, vây lưng và đuôi dựng đứng uốn cong về phía trước. Bốn chân rồng đúc rõ 5 móng, tư thế chống chân xuống mặt ấn rất vững vàng. Mặt dưới của ấn khắc bốn chữ triện “Hoàng đế chi bảo”.
Mặt trên của ấn, phía hai bên quai khắc nổi hai dòng chữ: “Minh Mạng tứ niên nhị nguyệt sơ tứ nhật cát thời chú tạo” (đúc vào giờ tốt mồng 4 tháng 2 năm Minh Mạng thứ 4).
Cũng giống như ấn Hoài Đức Quận Vương, chiếc ấn này đúc hàng chữ “Thập thành hoàng kim, trọng nhị bách thập lạng cửu tiền nhị phân” (đúc bằng vàng, trọng lượng 280 lạng 9 chỉ 2 phân). Nếu tính 27 lạng tương đương 1kg thì chiếc ấn này nặng khoảng 10,7kg.
Từ những thông tin trên ấn, các nhà nghiên cứu tìm ra chủ nhân từng sở hữu chính là người trong dòng tộc nhà Nguyễn có tên Nguyễn Phúc Miên Lâm.
Theo ghi chép của “Nguyễn Phúc tộc thế phả” thì: Nguyễn Phúc Miên Lâm là con thứ 57 của vua Minh Mạng và bà Lệ tần Nguyễn Thị Điện. Ông sinh ngày 18 tháng 12 năm Tân Mão (1832). Năm 1846, ông được phong Hoài Đức Quận Công.
Theo quy định của triều Nguyễn khi đặt tên tước thì: Thân Vương sẽ lấy tên tỉnh; Quận Vương, Thân Công, Quốc Công, Quận Công thì lấy tên phủ; Huyện Công và Huyện Hầu thì lấy tên huyện; Hương Công cùng Hương Hầu và Đình Hầu thì lấy tên xã.
Như vậy, tên tước Hoài Đức của Quận Công Nguyễn Phúc Miên Lâm có nguồn gốc từ tên của một phủ. Trong các đơn vị hành chính vào thời Nguyễn thì phủ Hoài Đức xuất hiện vào năm 1805 khi vua Gia Long cho đổi tên phủ Phụng Thiên của Thăng Long xưa.
Về sau, khi vua Minh Mạng lập tỉnh Hà Nội vào năm 1831 thì phủ Hoài Đức trở thành 1 trong 4 phủ của tỉnh này (Hoài Đức, Ứng Hòa, Thường Tín và Lý Nhân).
Năm Giáp Thân (1884), Hoài Đức Quận Công được sung làm Tôn Nhân Phủ Tả Tôn Nhân. Lúc vua Hàm Nghi lên ngôi, ông được đổi qua làm Tôn Nhân Phủ Hữu Tôn Chính sung Phụ Chính Đại thần. Ông tham dự triều chính gặp lúc vận nước khó khăn nhưng biết khiêm cung tự chế để vượt qua những trở ngại.
Năm Ất Dậu (1885), ông được phong là Lạc Quốc Công. Mùa thu năm đó được tấn phong là Hoài Đức Công sung chức Tôn Nhân Phủ Hữu Tôn Chính. Vào năm Thành Thái nguyên niên, Kỷ Sửu (1889), ông sung làm Phụ chính thân thần.
Khi nắm quyền hành ông hết sức công bình, siêng năng, tuân giữ phép nước. Mùa Thu năm Giáp Ngọ (1894) ông được tấn phong Hoài Đức Quận Vương. Từ căn cứ này, có thể xác định chiếc ấn “Hoài Đức Quận Vương” có thể được chế tác vào cùng thời điểm trên.
Hoài Đức Quận Vương Nguyễn Phúc Miên Lâm mất ngày 5 tháng 12 năm Đinh Dậu (1897) thọ 67 tuổi, được ban thụy là Đoan Cung.
Hiện nay, về thân thế sự nghiệp của ông chỉ còn được lưu giữ qua sử sách và một số hiện vật còn sót lại, trong đó có chiếc ấn đồng mà Bảo tàng Lịch sử TPHCM đang lưu giữ.
Đây là một hiện vật có giá trị, gắn với tiểu sử của một nhân vật lịch sử dưới triều Nguyễn, được ghi nhận là “tính trung hậu, khiêm cung, giữ gìn phép tắc.
Khi nắm việc cai quản họ hàng ông thành công trong việc giáo huấn con em tuân thủ phép nước, nên ông được ân sủng của triều đình suốt đời”.
Ngoài ấn Quận Vương, Bảo tàng Lịch sử TPHCM còn sở hữu bộ ấn chương Việt Nam rất quý hiếm từ chất liệu đồng. Thân dấu hình vuông và trên lưng dấu khắc các chữ Hán “Quang Thái lục niên”, cho thấy hiện vật được đúc vào năm Quang Thái thứ 6 (1393), tức là vào thời vua Trần Thuận Tông.