Thứ nhất, Tại Điều 126 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Thứ nhất, Tại Điều 126 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Lấy chồng bộ đội được hưởng chế độ gì?
Như đã phân tích trên thì việc lấy chồng bộ đội được quy định chặt chẽ, không chỉ chịu sự điều chỉnh chung của pháp luật Việt Nam mà còn chịu sự điều chỉnh bởi quy định, quy chế riêng của ngành quân đội.
Tuy nhiên, khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện kết hôn với người trong lực lượng Quân đội nhân dân thì công dân sẽ được hưởng các chế độ dành riêng cho thân nhân sĩ quan, hạ sĩ quan quân đội.
Theo quy định tại điểm b khoản 13 Điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP thì vợ của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan…(người công tác, học tập và phục vụ trong lực lượng quân đội) sẽ được Nhà nước đóng bảo hiểm y tế để được hưởng các chế độ, quyền lợi chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế.
Theo đó, số tiền tham gia bảo hiểm y tế của người lấy chồng bộ đội sẽ do nguồn Ngân sách Nhà nước chi trả mà họ không phải bỏ ra bất kỳ khoản chi phí nào. Như vậy, khi lấy chồng là bộ đội, công dân sẽ được Nhà nước hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế để được hưởng các chế độ thăm khám, chăm sóc sức khoẻ.
Thủ tục kết hôn với bộ đội hiện nay
Về bản chất, việc đăng ký kết hôn sẽ đươc thực hiện theo trình tự, thủ tục được quy định của Luật Hộ tịch năm 2014.
Tuy nhiên, đối với trường hợp công dân kết hôn với người công tác trong lực lượng Quân đội nhân dân thì phải đảm bảo được thẩm tra lý lịch 03 đời trước khi làm thủ tục kết hôn theo quy định thông thường.
Theo đó, để kết hôn với bộ đội, các bên đăng ký kết hôn cần thực hiện theo trình tự các bước sau:
Bước 1: Người kết hôn cùng bộ đội nộp đơn xin tìm hiểu cùng với bản Thẩm tra sơ yếu lý lịch theo mẫu của Bộ Quốc phòng đến cơ quan, đơn vị nơi bộ đội công tác;
Bước 2: Bộ phận quản lý cán bộ của cơ quan, đơn sĩ sẽ tiến hành thẩm tra lý lịch của người yêu cầu sau khi nhận được đơn và phiếu thẩm tra lý lịch;
Bước 3: Bộ phận quản lý cán bộ sẽ gửi kết quả thâm tra đến thủ trưởng cơ quan, đơn vị nơi bộ đội công tác. Nếu cơ quan, đơn vị đồng ý thì các bên sẽ tiến hành đăng ký kết hôn theo quy định hiện hành. Nếu không được đồng ý thì sẽ không được phép thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn;
Bước 4: Các bên làm thủ tục đăng ký kết hôn tại phòng Tư pháp- Hộ tịch của UBND cấp xã/ phường/ thị trấn nơi vợ hoặc chồng cư trú;
Bước 5: Công chức Hộ tịch- tư pháp tiếp nhận và giải quyết hồ sơ yêu cầu đăng ký kết hôn của đôi nam, nữ. Nếu đảm bảo điều kiện thì sẽ ghi vào Sổ hộ tịch và cùng cả hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộc tịch.
Bước 6: Công chức Hộ tịch- tư pháp báo cáo với chủ tịch UBND, sau đó chủ tịch UBND sẽ ký và trao Giấy đăng ký kết hôn cho nam, nữ.
Trên đây là những chế độ được hưởng khi lấy chồng bộ đội mà chúng tôi cung cấp đến quý bạn đọc. Nếu có thắc mắc về các quy định trên, vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.
Buổi sáng, tại Phòng khám kết hôn, Trung tâm Sức khỏe tâm thần TP HCM đông nghịt người. Một ông Đài Loan liệt hai chân ngồi trên xe đẩy, tóc húi cua, mặt phấn chấn. Cùng đi là cô gái gương mặt khá xinh có vẻ ngượng ngùng. Họ dìu nhau bước ra khỏi phòng khám.
Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Kết hôn là sự kiện pháp lý được xác định trên cơ sở tự nguyện của đôi nam, nữ. Theo đó, khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn thì trước hết công dân cần đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Theo quy định này thì người đăng ký kết hôn cần đáp ứng các điều kiện cụ thể sau:
Về độ tuổi kết hôn: độ tuổi kết hôn của công dân nam là từ đủ 20 tuổi và độ tuổi kết hôn của công dân nữ là từ đủ 18 tuổi;
Việc kết hôn được thực hiện hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện của cả nam và nữ;
Người thực hiện thủ tục kết hôn không bị mất năng lực hành vi dân sự;
Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp mà pháp luật cấm kết hôn được quy định tại các điểm a, b,c và d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành như: tảo hôn, kết hôn với người đã có vợ hoặc chồng…
Theo đó, khi đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì công dân phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện được nêu trên.
Tuy nhiên, khi công dân kết hôn với người công tác, phục vụ trong lực lượng Quân đội nhân dân hoặc sĩ quan, hạ sĩ quan quân đội kết hôn thì cần phải lưu ý về điều kiện kết hôn theo quy định của nội bộ ngành.
Theo quy định của lực lượng Quân đội nhân dân thì người kết hôn với người công tác trong quân đội phải đảm bảo các tiêu chuẩn của các tiêu chí: quốc tịch, tôn giáo và lý lịch trong phạm vi 03 đời.
Do đó, những người có lý lịch bản thân thuộc một trong các trường hợp sau sẽ không được kết hôn cùng với bộ đội:
Gia đình có lịch sử đã làm tay sai cho chế độ phong kiến, đã tham gia vào lực lượng quân đội Sài Gòn trong giai đoạn trước năm 1975;
Bố mẹ hoặc bản thân người có dự định kết hôn cùng bộ đội có tiền án hoặc đang phải thi hành án phạt tù theo quyết định/ bản án của Toà án nhân dân có thẩm quyền;
Gia đình hoặc bản thân người có dự định kết hôn cùng bộ đội theo tôn giáo, tín ngưỡng như: Thiên chúa giáo, đạo tin lành…;
Gia đình hoặc bản thân của người có dự định kết hôn cùng bộ đội là người dân tộc Hoa (nguồn gốc từ Trung Quốc);
Bố mẹ của người có dự định kết hôn cùng bộ đội hoặc bản thân người đó là người có quốc tịch nước ngoài (kể cả trường hợp đã được nhập quốc tịch Việt Nam).
Như vậy, để kết hôn cùng với người công tác, phục vụ trong lực lượng Quân đội nhân dân thì ngoài việc chú ý đến các điều kiện kết hôn nói chung của công dân được điều chỉnh bởi pháp luật về Hôn nhân và gia đình thì công dân còn phải chú ý đến điều kiện riêng của ngành này.
Khi đảm bảo tất cả các điều kiện được nêu trên thì các bên có thể tiến hành đăng ký kết hôn bình thường theo thủ tục được quy định bởi Luật Hộ tịch hiện hành.