Các số liệu thống kê về thị trường lao động năm 2023 nêu trên và so sánh với số liệu các năm trước đều cho thấy lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên có xu hướng tăng hàng năm. Theo số liệu năm 2010, khi dân số khoảng 87,5 triệu dân thì lực lượng lao động trong độ tuổi từ 15 trở lên khoảng hơn 50,5 triệu người; còn năm 2023 dân số khoảng 100 triệu dân thì lực lượng lao động này là 52,4 triệu người. Như vậy, Việt Nam vẫn đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng, nghĩa là dân số có khả năng lao động (độ tuổi từ 15 đến 64) chiếm tỷ lệ cao. Theo nhận định của các chuyên gia dân số, thời kỳ cơ cấu này có thể kéo dài đến năm 2037. Điều đó cho thấy Việt Nam đang có một nguồn cung lao động trẻ khá dồi dào cho thị trường lao động.
Các số liệu thống kê về thị trường lao động năm 2023 nêu trên và so sánh với số liệu các năm trước đều cho thấy lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên có xu hướng tăng hàng năm. Theo số liệu năm 2010, khi dân số khoảng 87,5 triệu dân thì lực lượng lao động trong độ tuổi từ 15 trở lên khoảng hơn 50,5 triệu người; còn năm 2023 dân số khoảng 100 triệu dân thì lực lượng lao động này là 52,4 triệu người. Như vậy, Việt Nam vẫn đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng, nghĩa là dân số có khả năng lao động (độ tuổi từ 15 đến 64) chiếm tỷ lệ cao. Theo nhận định của các chuyên gia dân số, thời kỳ cơ cấu này có thể kéo dài đến năm 2037. Điều đó cho thấy Việt Nam đang có một nguồn cung lao động trẻ khá dồi dào cho thị trường lao động.
Ngay từ đầu năm 2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 06/NQ-CP về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập quốc tế. Chính phủ xác định thị trường lao động Việt Nam đóng vai trò trọng yếu của nền kinh tế như các thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản… Việc thực hiện Nghị quyết này có tính chiến lược dài hạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đòi hỏi các bộ, ngành phải chủ động phối hợp thực hiện từ sớm.
Ngay sau khi Nghị quyết ra đời, ngành Lao động đã chỉ đạo các Trung tâm dịch vụ việc làm trên cả nước tập trung kết nối cung - cầu lao động, kết nối thông tin lao động - việc làm giữa các tỉnh có nguồn nhân lực dồi dào với các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đầu tư hệ thống thông tin thị trường lao động, nhất là việc ứng dụng chuyển đổi số và công nghệ thông tin trong kết nối cung - cầu lao động. Tăng cường tổ chức các phiên giao dịch việc làm để nhanh chóng kết nối việc làm cho người lao động; đẩy mạnh giải ngân vốn cho vay giải quyết việc làm…
Cùng với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 6/1/2023 của Chính phủ nhằm phục hồi kinh tế đã mang lại những kết quả tích cực giúp thị trường lao động năm 2023 từng bước ổn định và hồi phục dần vào cuối năm 2023.
Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2023 đạt 52,4 triệu người, cao hơn 666,5 triệu người so với năm trước. Trong đó, lực lượng lao động ở khu vực thành thị là 19,5 triệu người, chiếm 37,3%, khu vực nông thôn là 32,9 triệu người, chiếm 62,7%; lực lượng lao động nữ đạt 24,5 triệu người, chiếm 46,7%; lực lượng lao động nam đạt 27,9 triệu người, chiếm 53,3%.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động năm 2023 là 68,9%, tăng 0,3 điểm phần trăm so với năm 2022. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam giới là 75,2%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước, trong khi đó con số này của nữ giới là 62,9%, tăng 0,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Đặc biệt, số lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm năm 2023 đạt 51,3 triệu người, tăng 683,0 nghìn người (tương ứng tăng 1,35%) so với năm 2022.
Theo khu vực kinh tế, lao động có việc làm trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 13,8 triệu người, giảm 118,9 nghìn người, tương ứng giảm 0,9% so với năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng là 17,2 triệu người, tăng 248,2 nghìn người, tương ứng tăng 1,5%; khu vực dịch vụ với 20,3 triệu người, tăng 553,6 nghìn người, tương ứng tăng 2,8% và duy trì mức tăng cao nhất so với hai khu vực còn lại.
Về lao động qua đào tạo: tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2023 là 27,0%, tăng 0,6 điểm phần trăm so với năm trước. Đáng chú ý, tỷ lệ này ở quý 4/2023 là 27,6%, tăng 0,3 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Về thất nghiệp: Năm 2023, cả nước có gần 1,07 triệu người thất nghiệp trong độ tuổi lao động, giảm 14,6 nghìn người so với năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2023 là 2,28%, giảm 0,06 điểm phần trăm so với năm trước. Số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động là 918,5 nghìn người, giảm 79,8 nghìn người so với năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động năm 2023 là 2,01%, giảm 0,2 điểm phần trăm so với năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực thành thị thấp hơn khu vực nông thôn (tương ứng là 1,61% và 2,26%).
So sánh tỷ lệ thiếu việc làm trên với các năm 2021, 2022 có thể thấy thị trường lao động bị xáo trộn mạnh ở năm 2021 do đại dịch Covid-19, năm 2022 do kiểm soát được đại dịch nên tình hình thiếu việc làm của người lao động tiếp tục xu hướng được cải thiện từ năm 2022 cho đến cuối năm 2023.
Về tiền lương, tiền công: thu nhập bình quân tháng của người lao động là 7,1 triệu đồng, tăng 6,9%, tương ứng tăng 459 nghìn đồng so với năm 2022. Thu nhập bình quân tháng của lao động nam là 8,1 triệu đồng, gấp 1,36 lần thu nhập bình quân tháng của lao động nữ (6,0 triệu đồng). Thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị gấp 1,4 lần khu vực nông thôn (8,7 triệu đồng so với 6,2 triệu đồng).
Theo báo cáo của Sở LĐ-TB và XH tỉnh Nam Định, toàn tỉnh hiện có 1,876 triệu người. Trong đó, khu vực thành thị trên 380 nghìn người (chiếm 20,27%); khu vực nông thôn hơn 1,496 triệu người (79,73%). Số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hơn 1,022 triệu người; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 74,7%. Theo kết quả điều tra lao động việc làm toàn tỉnh hiện có 4 khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động, gồm KCN Hòa Xá, KCN Bảo Minh (đã lấp đầy 100%), KCN Mỹ Trung (lấp đầy 28,39%), KCN Dệt may Rạng Đông (lấp đầy khoảng 10,63%). Tổng số lao động hiện đang làm việc tại các KCN là khoảng 4,8 vạn người với mức thu nhập bình quân đạt 6,5 triệu đồng/người/tháng.
Theo ông Lại Hà Nam - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh (Sở LĐ-TB và XH) cho biết: Nhu cầu tuyển dụng của 475 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đăng ký qua Trung tâm 6 tháng đầu năm 2022 là 57.157 việc làm trống (tăng 38.567 việc làm trống so với cùng kỳ năm 2021).
Được biết, hầu hết các doanh nghiệp thực hiện giải pháp giảm các tiêu chí tuyển dụng, tăng mức lương cơ bản cho người lao động (NLĐ), hỗ trợ ăn ca, tăng các khoản phụ cấp, cải thiện chế độ khen thưởng, nghỉ dưỡng, bổ sung các chế độ nhà trẻ, ký túc xá, xe đưa đón công nhân, đồng thời mở rộng địa bàn tuyển dụng nhằm thu hút lao động.
Nhu cầu tuyển dụng của 475 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đăng ký qua Trung tâm 6 tháng đầu năm 2022 là 57.157 việc làm (ảnh báo Nam Định)
Hiện, thu nhập của NLĐ có xu hướng ổn định hơn so với năm 2021. Cụ thể, thu nhập của lao động phổ thông dao động từ 5,5 đến 6,5 triệu đồng/người/tháng. Lao động có tay nghề, có kinh nghiệm dao động từ 7,5 đến 10 triệu đồng/người/tháng; lao động có trình độ, chuyên môn kỹ thuật dao động từ 8,5 đến 11 triệu đồng/người/tháng.
Tuy nhiên, lao động phổ thông vẫn là sự lựa chọn ưu tiên của các doanh nghiệp. Trong nhu cầu tuyển dụng cụ thể theo vị trí việc làm, các doanh nghiệp tập trung tuyển nhiều ở nhóm “nhân viên” với 56.898 việc làm trống, chiếm tới 99,55%, bởi sau tuyển dụng, các doanh nghiệp sẽ tiến hành đào tạo nghề cho người lao động phù hợp với dây chuyền sản xuất của đơn vị. Về trình độ chuyên môn, chủ yếu “không yêu cầu bằng cấp” với 52.925 việc làm trống, chiếm 92,60%; nhu cầu tuyển lao động có trình độ đại học trở lên có 226 việc làm trống, chiếm 0,40%.
Về “cung lao động”, trong tổng số 4.857 lao động đăng ký tìm việc tại Trung tâm, nhu cầu tìm việc tập trung ở nhóm vị trí “thợ may, thêu và các thợ có liên quan” với 2.248 lao động, chiếm 46,28%. Trong khi đó, nhu cầu doanh nghiệp tuyển dụng ở vị trí này tới 34.568 việc làm trống, chiếm 60,48%. Tiếp theo là vị trí “nghề khác”, có 795 lao động ứng tuyển, chiếm 16,37%, nhưng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp chỉ có 19 vị trí việc làm trống, chiếm 0,03%; “thợ lắp ráp và vận hành máy” có 473 người lao động ứng tuyển, chiếm 9,74%, trong khi doanh nghiệp cần tuyển 7.230 người, chiếm 12,65%. Vị trí “nhân viên bán hàng” có 342 lao động ứng tuyển thì doanh nghiệp có nhu cầu tuyển 927 người.
Theo ông Nam cho biết thêm: có sự chênh lệch lớn giữa cung - cầu lao động phân khúc phổ thông khi tổng số nhu cầu tuyển lao động không yêu cầu chuyên môn kỹ thuật là 52.925 việc làm trống, trong khi đó số lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật đi tìm việc chỉ có 3.582 người. Dự kiến trong năm 2022, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn thiếu khoảng 18-20 nghìn lao động, chủ yếu là lao động phổ thông các ngành may mặc, giày da, điện tử, trong đó nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong các KCN của tỉnh là khoảng 9.000 lao động (trong đó thiếu hụt lao động phổ thông ở ngành dệt may là 5.300 lao động, tương đương 58,9 %).
Để thị trường lao động phục hồi sau dịch COVID-19, tỉnh Nam Định đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển thị trường lao động (ảnh báo Nam Định)
Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực
Theo lãnh đạo Sở LĐ-TB và XH cho biết: Để tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, tranh thủ thời cơ “dân số vàng”, hình thành nguồn nhân lực trực tiếp có chất lượng, hiệu quả và kỹ năng nghề cao, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Sở LĐ-TB và XH đã tham mưu trình UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN) giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 2239/QĐ-TTg ngày 30-12-2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, đến năm 2025: Bảo đảm quy mô, cơ cấu ngành, nghề đào tạo cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; chất lượng đào tạo của một số trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, trong đó một số nghề tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30%.
Đến năm 2030: Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả GDNN nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cho quốc gia đang phát triển, có công nghiệp hiện đại. Chủ động tham gia vào thị trường đào tạo nhân lực quốc tế. Một số trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, trong đó một số nghề tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20. Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35-40%.
Tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 90%, thu hút 50% học sinh tốt nghiệp THCS và THPT vào hệ thống GDNN. Sắp xếp, tổ chức mạng lưới cơ sở GDNN theo hướng mở, linh hoạt, hiện đại, dễ tiếp cận, đa dạng về loại hình, hình thức tổ chức, phân bổ hợp lý về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ, cơ cấu vùng miền, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề nghiệp, nhất là nhân lực chất lượng cao. Khuyến khích phát triển cơ sở GDNN tư thục, có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở GDNN trong doanh nghiệp.
Theo ông Nguyễn Văn Nam – Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm Hậu Lộc cho biết: Hiện nhu cầu tuyển dụng lao động trên địa bàn là rất đa dạng, nhiều các vị trí việc làm như nhân viên văn phòng, dịch vụ - phục vụ; bán hàng, thu ngân, bảo vệ, vệ sinh công nghiệp, lao động phổ thông. Các nhóm ngành nghề theo vị trí công việc, việc làm được các doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng là: Công nhân sản xuất linh kiện điện tử; điện lạnh; dệt may; giày da…
Sức hút của thị trường lao động, với những ưu thế như nhiều doanh nghiệp tuyển dụng, đa dạng việc làm, tiền lương, thu nhập phù hợp và ổn định; môi trường, điều kiện làm việc, chế độ phúc lợi được quan tâm đã tạo ấn tượng tốt với nhiều người lao động.
Tổng số lao động hiện đang làm việc tại các KCN là khoảng 4,8 vạn người với mức thu nhập bình quân đạt 6,5 triệu đồng/người/tháng (ảnh báo Nam Định)
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định cho biết: trên địa bàn tỉnh có 38 cơ sở GDNN, gồm: 6 trường cao đẳng, 5 trường trung cấp, 15 trung tâm GDNN và 12 cơ sở tham gia hoạt động GDNN; trong đó có 2 trường cao đẳng, 2 trường trung cấp công lập thuộc tỉnh quản lý.
Hàng năm, học sinh, sinh viên tốt nghiệp hệ trung cấp, cao đẳng ra trường có việc làm ngay đạt trên 90%, mức lương bình quân từ 5-7 triệu đồng/tháng; có những ngành nghề học sinh chưa nhận bằng tốt nghiệp, doanh nghiệp đã đến tận trường tiếp nhận vào làm việc (như các nghề hàn, may, công nghệ ô tô...). Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được triển khai tích cực và đạt 100% kế hoạch; tỷ lệ sau học nghề có việc làm ổn định đạt trên 85%. Đây là nguồn cung lao động ổn định cho các doanh nghiệp trong tỉnh phục hồi sản xuất sau đại dịch COVID-19.
Nghị quyết 09: Nam Định chọn con đường và bước đi riêng
Nghị quyết 09: Tạo đà cho Nam Định có những con số “ngoạn mục”
Nam Định: Quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công
Năm 2023, thị trường lao động Việt Nam ba quý đầu năm gặp khá nhiều khó khăn, đặc biệt là tình trạng mất việc, giảm việc làm xảy ra ở một số nhóm, ngành hàng như: dệt may, da giầy, chế biến đồ gỗ… Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, giữa năm 2023, số lao động bị mất việc, giãn việc, thiếu việc làm do cắt giảm đơn hàng lên tới hơn 500.000 người, trong đó khoảng 270.000 người mất việc làm. Tính đến hết quý 3/2023, cả nước còn 118.400 lao động mất việc, số lao động nghỉ giãn việc cũng giảm 187.000 người. Những con số đó cho thấy vẫn còn những áp lực lớn đối với việc phát triển thị trường lao động trong năm 2024.