Pt Bài Thơ Nhớ Mùa Thu Hà Nội

Pt Bài Thơ Nhớ Mùa Thu Hà Nội

(VOH) - Tháng 8 thu về, thiên nhiên cũng chuyển mình nhanh chóng. Có lẽ vì vậy mà lòng người cũng rạo rực, nên thơ. Hòa chung không khí ấy, hãy cùng nhau thưởng những bài thơ tháng 8 lãng mạn, thi vị.

(VOH) - Tháng 8 thu về, thiên nhiên cũng chuyển mình nhanh chóng. Có lẽ vì vậy mà lòng người cũng rạo rực, nên thơ. Hòa chung không khí ấy, hãy cùng nhau thưởng những bài thơ tháng 8 lãng mạn, thi vị.

Tháng Tám Về Anh Biết Không

Tháng tám về rồi anh có biết không

Mưa đã rơi, nắng cũng đỡ oi nồng

Chú ve nhỏ nép mình thay áo mới

Dế mèn kia cũng ríu rít gọi tình.

Tháng tám về trời đã đổ mưa ngâu

Cây cơm nguội lá vàng thưa thớt rụng

Cầu ô thước anh có còn bước tiếp

Hay ngập ngừng theo những tiếng mưa ngâu.

Mưa giăng giăng không thể thấy lối về

Trời tháng tám não nề nhiều mưa thế

Bước chân trơn bật đế một chiếc giày

Trong cô đơn im bóng lặng môi cay

Hạt mưa thấm nặng thay ôi mái tóc

Con đường nào làm cho em bật khóc

Nước mênh mang gió độc thổi chiều nay

Giọt mưa buồn lay động gió heo may

Bàn chân mỏi lối này con trăng lạnh

Mưa rơi rớt bên thềm sầu tí tách

Em thương anh áo rách vá chằng vai

Dù đời nghèo nhưng nỗi nhớ không phai

Tình em đó một hai không thay đổi

Tình em đó mãi trong tim nóng hổi

Bóng hình anh thấp thoáng lõi tâm tư

Tháng Tám ơi cho gửi một lá thư

Người em nhớ… bao giờ xin được gặp

Cho em gửi tới nơi miền tít tắp

Hạt mưa buồn để thắp sáng tim anh…

Để tình yêu mãi mãi sáng long lanh

Trong chiều lạnh ngọt lành hồn anh mãi

Để nỗi buồn không còn trong tê tái

Lá trên cây xanh lại đón nắng tràn…

Tháng 8 chợt buồn với những cơn mưa rả rích, lòng người cùng cũng chùng đi một nhịp. Nhưng đâu đó quanh chúng ta vẫn còn đang vương những giai điệu trong trẻo, đầy đủ thăng trầm.

Những bài thơ tháng 8 như góp thêm vào sắc thu một mảnh tình riêng rất khác. Hy vọng qua những vần thơ tháng 8 do VOH tổng hợp, bạn có thể cảm nhận được cuộc sống vốn tươi đẹp này, tận hưởng thế giới sắc vàng yên ả và thi vị.

1 – Bài thơ của Phan Vũ viết vào tháng chạp năm 1972, khi cuộc chiến tranh Mỹ – Việt đang trong giai đoạn cuối, khi sự khốc liệt và chịu đựng trên khắp xứ sở như đã đến mức tột cùng. Huỷ diệt có thể dẫn đến sớm kết thúc cuộc chiến. Bài học về hai thành phố Nhật Bản vẫn còn. Có lẽ trong quyết định rải thảm Hà Nội bằng pháo đài bay B52 có mối liên hệ này.

Hà Nội – thành phố nhỏ, nghèo, lặng lẽ, ít màu sắc rực rỡ. Cái màu sắc chính khi đó là màu xanh xám. Màu xanh của rêu tường, màu xanh của áo phòng không. Viết gửi những người đi xa khi thành phố quê hương đang bị tàn phá khốc liệt, bài thơ của Phan Vũ không có tiếng bom rơi, không có nhà đổ, không có người chết. Chỉ có lời bình thản của những ngày bình an. Giữa sự sống và cái chết, bình thản là một chọn lựa.

2 – Tuy phân ra nhiều chương, nhưng bài thơ như không có sự khác biệt giữa các chương. Tất cả là cảm xúc của tác giả về phố và người Hà Nội. Ba chữ Ta còn em được lặp nhiều lần, mở đầu cho nhiều khổ thơ. Đại từ em phải chăng có thể hiểu là phố Hà Nội, là người con gái nào đó ẩn hiện suốt bài thơ? Tác giả, người ở lại trong thành phố bom rơi, như đã hoá thân. Ta còn em… vì không muốn mất và không mất.

Bài thơ nhiều hình ảnh, từng chữ, từng câu được chắt lọc kĩ lưỡng. Nhưng có lẽ điều làm bài thơ thật hay là những câu chắt lọc rất đẹp ấy được viết thật giản dị. Giản dị như nói, như những lời người thân nhắn gửi. Và vì thế mà gửi gắm được tới người đọc, tới người đi xa.

3 – Thơ có nhạc và nhạc có thơ. Hay vì bản nhạc đã thấm vào lòng mà đọc bài thơ luôn thấy ngân nga tiếng hát. Hay vì bài thơ ngọt ngào mà khi đọc lòng thường cất tiếng hát theo.

4 – Hà Nội – phố có nhiều câu chữ, nhiều hình ảnh “đắt”, gợi cảm xúc, gợi nhớ về những gì thật riêng của thành phố, những gì thật riêng của mỗi người. Đó là những lời tần ngần về ngôi sao lẻ, chiếc lá lạc, mối tình hờ, giàn thiên lý chết khô, giọt sương nhoà nhoà bóng điện, tóc xoã xoã bờ vai…

Một chút nao nao, một chút bâng khuâng, một chút lung linh.

Về những căn nhà cũ của ba mươi sáu phố phường. Ở Hà Nội, chỉ những nhà đã xây cất từ thời Pháp mới có thang gác bằng gỗ, cũ lắm rồi.

Thang gác cọt kẹt thời gian Thân gỗ…

Về Hồ Tây mênh mông mà đứng đâu cũng thấy chiều tan trên mặt nước.

Nắng chiều phai trên sóng Tây Hồ. Những bước chân tìm nhau Rất vội

Về những mái nhà xưa xiêu xiêu cùng năm tháng.

Tháng năm buồn lệch xô ngói âm dương Ai đó ngồi bên gốc đại

Về tiếng chuông chiều nhà thờ quen thuộc.

Chiều tan lễ, Chuông nguyện còn mãi ngân nga… Về một cuộc sống còn nhiều vất vả, một thuở xa xưa đã hào hoa. Toa xe điện cuối ngày. Áo bành tô cũ nát Lanh canh! Lanh canh!

Người nghệ sỹ lang thang hè phố Bơ vơ Không nhớ nổi con đường. Ngay trước cổng nhà mẹ cha

Và khắc khoải của sự sáng tạo vốn không có bến bờ.

Những câu thơ, những bức tranh Đời đời Lỡ dở…

5 – Bài thơ thấp thoáng nét kiêu sa của người con gái.

Rì rào cơn lốc nhỏ Gót chân ai qua mùa lá đổ? Để rồi mọi gã trai Hà nội si tình Lặng lẽ theo em về phố…

Nhưng nhiều hơn vẫn là những con người của cuộc sống hằng ngày bình dị, là bà quán mê câu chuyện nàng Kiều, là cô nàng mắt lúng liếng, đong đưa, là những chàng trai say suốt mùa…

6 – Hà Nội – phố có nhiều câu thơ lạ và đẹp, và vì thế mà đẹp hơn.

Khuôn mặt chưa quen Bỗng xôn xao nỗi khổ!

Người ta thường chỉ nói xôn xao nỗi nhớ. Nhưng nhớ đã thành khổ là nhớ lắm. Thấy khổ vì người lạ thì chắc đã thầm mong nhiều. Khổ nhưng mong nên mới xôn xao.

Ta còn em tiếng trống tan trường Áo thanh thiên điệp màu liễu rủ. Đôi guốc cao mài mòn đại lộ

Guốc gỗ mài mòn được đại lộ bao giờ? Thuở ấy con gái Hà Nội hay đi guốc. Đôi guốc được tác giả hai lần nói đến trong bài thơ.

Bỏ quên guốc bên ghế đá thì phải say sưa lắm, cũng say như áo qua cầu gió bay.

Ta còn em cô hàng hoa Gánh mùa thu Qua cổng chợ

Hà Nội có nhiều làng trồng hoa, Nhật Tân, Nghi Tàm, Quảng Bá, Ngọc Hà… những làng quanh Hồ Tây. Đàn bà, con gái nhà trồng hoa cũng thường là người gánh hoa vào phố bán. Gánh hàng hoa Hà Nội đã đi vào văn học mấy chục năm trước. Gánh gồng là việc nặng, nào có thơ gì. Nhưng gánh mùa thu vào phố thì thật đẹp, thật trân trọng và biết ơn.

Thơ ca hay nói đến Hà Nội với hoa lan, hoa sữa. Cây bàng lại thường đem lại cho tôi thật nhiều nỗi nhớ về tuổi thơ Hà Nội. Lũ trẻ con chúng tôi thường đi chọc hay ném những quả bàng chín vàng ăn ngọt lừ. Rồi hạt bàng phơi khô đập lấy nhân ăn béo ngậy. Cây lá xứ mình xanh quanh năm, ít cây như cây bàng lá chuyển màu từ xanh sang đỏ, rồi rụng rồi chỉ còn những cành trơ trụi khẳng khiu run run trong gió bấc (mà tác giả bài hát Hà Nội – phố đã gọi là cây bàng mồ côi mùa Đông).

Ta còn em chiếc lá bàng đầu tiên Nhuộm đỏ Đấy là khi mùa đông đến. Rồi mùa Đông đi qua mùa Xuân tới, khi trời Hà Nội hơi mưa phùn, hơi se se lạnh, cây cối trổ lộc, sẽ thật ấm lòng nhìn thấy cành cành xanh nõn lá non.

Chi chít chồi sinh Màu ước vọng in hình

Và mùa Xuân bỗng xôn xao khi qua đường chợt thoáng thấy tay trần con gái trong cửa sổ.

Ta còn em cánh tay trần Mở cửa Mùa Xuân trong khung

7 – Từ thuở mang gươm đi mở cõi Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long… Tháng chạp năm 1972, sau hai năm đầu đại học ngành toán, tôi đã trong quân đội và xa Hà Nội. Đêm đêm trong căn hầm bên bờ Thạch Hãn chúng tôi quây quanh chiếc đài bán dẫn nhỏ ngóng chờ giọng nói thân quen, “đây là tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”. Biết Hà Nội bị B52 đe doạ. Rồi một ngày bỗng không bắt được tín hiệu gì, mở máy chỉ thấy u u. Nhìn về trời đêm phương Bắc xa xăm mà lòng thắt lại…

Hà Nội bé nhỏ đã qua gần một thế kỷ của xung đột và chinh chiến, của những tàn phá và xây dựng, của những điều làm Hà Nội “đẹp và chưa đẹp”. Trong những ngày khốc liệt ấy, cái “ta còn” trong bài thơ của Phan Vũ là tình yêu bình dị của cuộc sống Hà Nội. Mãi mãi vẫn còn!

* Gửi những người Hà Nội đi xa…

Chương một Em ơi ! Hà Nội – phố ! Ta còn em mùi hoàng lan Còn em hoa sữa. Tiếng giày gọi đường khuya Thang gác cọt kẹt thời gian Thân gỗ… Ta còn em màu xanh thật đêm Ngôi sao lẻ Xào xạc chùm cây gió Chiếc lá lạc vào căn xép nhỏ Lá thư quên địa chỉ. Quay về…

Ta còn em một gốc cây, Một cột đèn Ai đó chờ ai? Tóc cắt ngang Xõa xõa bờ vai… Ta còn em ngã ba nào? Chiếc khăn quàng tím đỏ, Khuôn mặt chưa quen Bỗng xôn xao nỗi khổ! Góc phố ấy mở đầu Trang tình sử…   Ta còn em con đường vắng Rì rào cơn lốc nhỏ. Gót chân ai qua mùa lá đổ? Nhà thờ Cửa Bắc, Chiều tan lễ, Chuông nguyện còn mãi ngân nga…

Ta còn em khúc tự tình ca Đôi chim khuyên gọi nhau trong bụi cỏ Đôi guốc bỏ quên bên ghế đá, Tiếng ve ra rả mùa hè… Còn em đường cũ Cổ Ngư La đà, Cành phượng vĩ. Hoàng hôn xa đến tự bao giờ, Nắng chiều phai trên sóng Tây Hồ. Những bước chân tìm nhau rất vội, Tiếng thì thầm sớm hôm buổi tối, Cuộc tình hờ Bỗng chốc Nghiêm trang… Chương ba

Ta còn em đường lượn mái cong Ngôi chùa cũ, Tháng năm buồn lệch xô ngói âm dương Ai đó ngồi bên gốc đại, Chợt quên ai kia Đứng đợi bên đường.

Em ơi ! Hà Nội – phố ! Ta còn em đám mây in bóng rồng bay Cổng đền Quán Thánh Cờ đuôi nheo ngũ sắc Còn em dãy bia đá Nhân tình Hội tụ Rêu phong gìn giữ nét tài hoa… (…)   Ta còn em tiếng trống tan trường Áo thanh thiên điệp màu liễu rủ. Đôi guốc cao mài mòn đại lộ, Một ngả nào lưu dấu gót tài hoa. Còn em mãi mãi dáng kiêu sa Lặng lẽ theo em về phố…

Ta còn em những ánh sao sa, Tia hồi quang Chớp chớp trên đường Toa xe điện cuối ngày, Áo bành tô cũ nát… Lanh canh! Lanh canh! Tiếng hằng ngày hay hồi âm Thuở chiềng khua?… Ta còn em ngọn đèn khuya Vùng sáng nhỏ Bà quán mải mê câu chuyện Nàng Kiều Rượu làng Vân lung linh men ngọt Mắt cô nàng lúng liếng đong đưa Những chàng trai say suốt mùa… Chương năm

Ta còn em cánh cửa sắt Lâu ngày không mở. Nhà ai? Qua đó. Bâng khuâng nhớ tuổi học trò Còn em giàn thiên lý chết khô, Cỏ mọc hoang trong vườn nắng, Còn em tiếng ghi-ta Bập bùng Tự sự Châm lửa điếu thuốc cuối cùng xập xoà Kỷ niệm Đêm kinh kỳ thuở ấy, Xanh lơ…

Ta còn em chiếc lá bàng đầu tiên Nhuộm đỏ Cô gái gặp nắng hanh. Chợt hồng đôi má Cơn mưa nào đi nhanh qua phố Một chút xanh hơn Trời Hà Nội hôm qua… Ta còn em cô hàng hoa Gánh mùa thu Qua cổng chợ Những chùm hoa tím Ngát Mùa thu…

Em ơi ! Hà Nội – phố Ta còn em Một màu xanh thời gian Chợt nhoè, Chợt hiện Chợt lung linh ngọn nến, Chợt mong manh Một dáng Một hình

Ta còn em một phút mê cuồng Người nghệ sỹ lang thang hè phố Bơ vơ Không nhớ nổi con đường. Ngay trước cổng nhà mẹ cha Còn em một bóng chiều sa Những câu thơ, những bức tranh Đời đời Lỡ dở…

Em ơi ! Hà Nội – phố Ta còn em những giọt sương Nhoà nhoà bóng điện Mặt nước Hồ Gươm Một đêm trở lạnh. Cánh nhạn chao nghiêng Chiều cuối, Giã từ…

Em ơi! Hà Nội – phố! Ta còn em cánh tay trần Mở cửa Mùa xuân trong khung: Giò phong lan Điệp vàng rực rỡ Từng cây khô óng ả sợi tơ hồng Đường phố dài Chi chít chồi sinh Màu ước vọng in hình Xanh nõn lá… Ta còn em, Hà Nội – phố, em ơi! Ta còn em, Em ơi! Hà Nội, phố…

Tháng chạp 1972 Phan Vũ ( trích)

Thơ Hà Nội, nhưng không phải những bài nói về, hoặc gợi nhắc đến, hình ảnh một Hà Nội của sương mù trên Hồ Tây, liễu rủ mặt Hồ Gươm, cây cơm nguội vàng cây bàng lá đỏ, hương hoa sữa nồng nàn góc phố đêm đêm hay mái ngói rêu phong ấp ủ lời tình tự của chàng và nàng. Tóm lại, một Hà Nội cũ, đẹp và yên bình. Mà là thơ Hà Nội với hình ảnh của Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến khốc liệt đạn bom, và cũng chỉ là một vài bài. Những bài thơ như là dấu tích của thời cuộc trên da thịt thành phố và trong cảm xúc của con người.

"Trước đau thương Hà Nội không buồn/ Hà Nội rắn như thanh sắt nguội". Hoài Anh, trong bài "Nhớ ngày Thủ đô kháng chiến" có một cảm nhận khá lạ về Hà Nội trong những ngày Thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ phải đối mặt với sự trở lại của quân viễn chinh Pháp. Người Hà Nội tập trung ý chí, tập trung tất cả tình yêu với thành phố quê hương và sự căm hờn trước kẻ địch, nén nó lại trong trạng thái sẵn sàng đón nhận thử thách khốc liệt của lịch sử. Trạng thái ấy hiện hữu, và nó được tác giả vật chất hóa đến mức có thể cầm nắm được, như viên đạn trong nòng súng, như con dao mã tấu, như tất cả những thứ vũ khí thô sơ đã cùng người Hà Nội đi vào trận đánh. "Hà Nội rắn như thanh sắt nguội"- đó là một so sánh có vẻ ít chất thơ, nhưng lại diễn tả chính xác quyết tâm của Hà Nội trước giờ nổ súng. Và đây, khi lâm trận, thanh sắt nguội ấy đã bung ra với toàn bộ năng lượng được ghìm nén của mình: "Mỗi phố đánh Tây bằng đặc sản/ Phố Hàng Bát mang bát/ Phố Hàng Bông mang bông/ Đắp ụ ngăn xe giặc tới/ Giường Hồng Kông đôi vợ chồng mới cưới/ Những sợi bông còn vương vấn nhớ nhung ai/ Ghế xa lông bên giường tre chiến đấu/ Lý Thiết Quải trong tủ chè cũng nóng lòng khoa gậy đánh Tây/ Phố Lò Sũ mang áo quan chờ chôn giặc/ Một tiếng đàn rung trên chiến hào".

Nhà thơ Bằng Việt có lý khi cho rằng đoạn thơ trên là sự đặc tả theo kiểu cận cảnh đầy ấn tượng của điện ảnh. Không xuất hiện bóng dáng con người, chỉ có đồ vật và đồ vật. Đồ vật được bày ra ngổn ngang trong khí thế chiến đấu hừng hực. Nhưng điều đặc biệt là những đồ vật ấy, những chiến ụ ấy hình như vẫn chưa nhạt đi cái hơi thở vốn thuộc về một đời sống bình thường của chúng. "Giường Hồng Kông đôi vợ chồng mới cưới/ Những sợi bông còn vương vấn nhớ nhung ai"- trong mạch liệt kê đồ vật của đoạn thơ, chi tiết này được gảy ra có giá như một cú máy "cận đặc tả" tài hoa. Và ở toàn bài, không hiếm những cú máy "cận đặc tả" tài hoa như vậy.

Đoạn tả các tầng lớp nhân dân Hà Nội trong cuộc chiến đấu chẳng hạn: "Còn nhớ mãi không quên/ Anh ba gác chở bao gai chất đống/ Rồi lao xe ra ngăn lối xe thù/ Chị hàng rau quang gánh quẩy quân nhu/ Tiếp tế cho anh em đánh giặc/ Bác hàng thịt mài dao thật sắc/ Chờ ướm vào cổ họng giặc Tây/ Em Gavơrôt giấu thư trong thùng đánh giày/ Vừa chạy vừa đưa tin vừa hát/ Những cánh tay rồng nổi chàm xanh/ Đặt quả mìn cuối cùng xuống hố/ Những chị mặt tàn hương loang lổ vết son/ Cầm mảnh bom thay xà beng xúc đất/ Anh thợ tiện bị tù thời bí mật/ Nay thành chỉ huy quân sự liên khu/ Khuôn mặt cày sâu những vết đòn thù/ Anh đội viên đặt vào báng súng/ Ngón tay còn vết mực chưa khô/ Nhớ buổi học cuối cùng thầy trò ta xung vào tự vệ".

Không khó để nhận thấy ở bức tranh của Hoài Anh những đường nét hao hao với khung cảnh chiến lũy mà V.Hugo đã dựng lên trong "Những người khốn khổ", khi ông viết cuộc chiến đấu của nhân dân Paris những ngày diễn ra cách mạng Pháp. Nhưng nó vẫn có cái riêng, thể hiện ở những cú máy "cận đặc tả". Đó là vết son loang lổ trên khuôn mặt tàn hương của người con gái làng chơi, đó là vết mực chưa khô trên ngón tay của cậu học trò vừa xung vào đội tự vệ thành. Hà Nội lao mình vào trận đánh với toàn bộ những gì mình có (kể cả tính chất "nghiệp dư" của một đội dân binh nhiều thành phần).

Sự phân biệt giữa các tầng lớp và những định kiến xã hội bị xóa mờ trong cuộc chiến đấu bảo vệ Hà Nội, ở đây chỉ tồn tại một ranh giới hằn lên bằng máu: giặc Tây/ người Hà Nội chúng ta. Người Hà Nội, dù họ là ai, sẵn sàng đổ máu khi Hà Nội nguy biến. Bởi thế, khi kết bài, tác giả mới có thể viết, như một tuyên ngôn của người Hà Nội về Hà Nội: "Ta mang ba mươi sáu phố phường đi kháng chiến/ Chín năm rừng, lòng vẫn Thủ đô".

Thời chống Mỹ, Hà Nội - đầu não của chính quyền miền Bắc Xã hội chủ nghĩa đã trở thành cái gai cần phải bị nhổ bằng bất cứ giá nào trong mắt kẻ địch. Những cuộc oanh tạc trên không với quy mô lớn diễn ra, những trận mưa bom trút xuống. Và hình ảnh một Hà Nội cắn răng chịu đựng đau thương, một Hà Nội kiên cường đánh trả không quân Mỹ đã từ đó đi vào rất nhiều bài thơ viết về Hà Nội giai đoạn này.

Nhưng hiếm nhà thơ nào lại viết lạ như Phạm Tiến Duật với bài "Ông già Thuốc Bắc" (1967). Nhà thơ giới thiệu nhân vật của mình: "Ông già bán thuốc bảy mươi tuổi/ Nghề nghiệp gia truyền của Hải Thượng Lãn Ông/ Bấy nhiêu năm ngủ kê sách thuốc/ Tài lương y đồn khắp một vùng/ Thời Tây, kệ Tây - thuốc, cứ thuốc/ Xã hội không ngoài ba mươi tư ngăn/ Đau bụng: trần bì; bổ tỳ: bạch truật/ Thời nào cũng bốc bấy nhiêu thang/ Sâm quy thục thơm một mùi ốm yếu/ Hà Nội xưa bệnh tật náu tường hoa/ Thuốc Tây về phố Tây, thuốc Bắc, thuốc Nam/ Lại về nhà cao xóm Nam, xóm Bắc/ Người nghèo đành gói bệnh trong da". Những câu thơ rất gần với văn xuôi, kể và kể. "Điểm sáng" có lẽ chỉ nằm ở hai câu: "Sâm quy thục thơm một mùi ốm yếu/ Hà Nội xưa bệnh tật náu tường hoa". Rõ ràng là tinh quái, song cũng rất tinh tế. Nó dựng lên một Hà Nội khá "cảnh vẻ" trong dáng nét xưa cũ của mình, một Hà Nội với những con người chừng như bất biến trước thời gian, những con người sống với đời nhưng sống cao hơn đời, ung dung tự tại và phần nào đó "khủng khỉnh" theo một cách rất... elite!

Thế nhưng: "Hôm nay bom Mỹ rơi Hà Nội/ Ông già ra trực ngã tư đường/ Phòng thuốc rời nhà, tủ làm ụ súng/ Mắt ông già lấp lánh như gương". Phu tử đã rời thư các, đã hòa mình với nhân quần khi Thủ đô lên tiếng kêu gọi, như bất cứ một người dân bình thường nào khác. Và chính từ sự dấn thân này, chính từ sự nhập cuộc này của nhân vật mà nhà thơ đã đọc thấy một biểu trưng: "Toàn thành phố thu mình trong báo động/ Hố cá nhân ôm trẻ con như tổ ong ôm nhộng/ Ông già đeo băng đỏ đứng bên trên/ Năm cửa ô cao xạ vang rền/ Hà Nội, đến tận cùng gốc rễ/ Đến tận cùng xưa cũ đã ra quân/ Kìa thùng nước ông già đem ra trận địa/ Giữa trời bay mùi cam thảo thơm lừng".

Hà Nội đánh giặc bằng "tận cùng gốc rễ", "tận cùng xưa cũ". Đó là cuộc chiến đấu tổng lực, chiến đấu bằng cả quân lực, tâm lực và những giá trị tinh thần đã làm nên niềm tự hào Thăng Long - Đông Đô ngót một nghìn năm lịch sử. Và điều đó cắt nghĩa cho chiến thắng của Hà Nội trong cuộc đọ sức với không quân Mỹ. Bài thơ có nhắc đến đạn bom, súng ống, còi báo động, nhưng điều lạ là không vì thế mà nó toát ra không khí của chết chóc đau thương.

Người ta chỉ cảm nhận rất rõ về một sự ấm áp nên thơ và hương vị cổ tích ở đây: ấm áp nên thơ của "Hố cá nhân ôm trẻ con như tổ ong ôm nhộng", hương vị cổ tích của "Kìa thùng nước ông già đem ra trận địa/ Giữa trời bay mùi cam thảo thơm lừng". Chọn được một góc nhìn, một mặt cắt độc đáo để nói về sự bất khuất của Hà Nội trong chiến tranh, có thể khẳng định, Phạm Tiến Duật đã trở nên độc đáo ngay từ trước khi ông giữ vai trò là lá cờ đầu của dòng thơ Trường Sơn thời chống Mỹ.

Những năm tháng Hà Nội căng mình chống trả đạn bom Mỹ, dễ thấy, Hà Nội đã vào thơ trong cảm hứng ngợi ca. Mất mát bao nhiêu, đau thương bao nhiêu, Hà Nội lại càng trở nên lớn lao bấy nhiêu. Nhìn từ chiều sâu lịch sử, Hà Nội của tơi bời đổ nát hôm nay bỗng chốc hóa thành biểu trưng của sự thiêng liêng, của điều vĩ đại.

Trong bài "Trở lại trái tim mình", nhà thơ Bằng Việt đã thể hiện rất rõ cảm hứng ngợi ca này. Thế nhưng, một người bạn thơ của ông, người đã in chung với ông tập thơ đầu tay "Hương cây - Bếp lửa" thì lại suy tư về Hà Nội, "Hà Nội ấy", theo cách khác.

Lưu Quang Vũ viết: "Viết lại một bài thơ Hà Nội", có thể nói, với đầy những trăn trở mang tính phản tư, và quả thực đây là "của hiếm" nếu xét ở thời điểm đó. Đoạn mở đầu, nhà thơ bày ra một Hà Nội như là bức tranh của những mảng màu đối chọi: "Thành phố tiếng cười, thành phố nước mắt/ Con gió đi về ngõ chợ mùa đông/ Những bầy ve suốt ngày hè kêu khát/ Những quả bóng màu bay mất/ Những mặt hồ vụt mở giữa trưa xanh/ Cái thành phố lam lũ mà chải chuốt/ Cứng cỏi mà đau xót/ hay nhớ và hay quên/ Nơi năm đói nghèo kéo về nằm chết/ Nơi những Giáng Kiều gặp gỡ Tú Uyên". Và đây nữa, hình ảnh của một Hà Nội như là hiện thực - mà - chúng ta - không hề - mong muốn: "Nơi tôi vào đời cùng với cuộc chiến tranh/ Những năm khó khăn/ Hè phố đầy hầm, tường đầy khẩu hiệu/ Quần áo và mặt người màu cỏ héo/ Thiếu ăn thiếu mặc thiếu nhà/ Người đợi tàu ngủ chật sân ga/ Trẻ con thiếu học hành dạy dỗ/ Các cô gái trở nên suồng sã...". Chất men của chiến thắng dễ khiến cho người ta say. Chất men của chiến thắng cũng dễ khiến người ta có xu hướng trừu tượng hóa, thậm chí không chấp nhận, không nhìn ra những sự thật có cơ làm giảm ánh hào quang của chiến thắng.

Nhưng, với con mắt "tiên tri thấu thị"- mượn chữ của nhà thơ Pháp A.Rimbaud - Lưu Quang Vũ đã sớm vượt qua cái "người ta thường tình" ấy để có cái nhìn đầy đủ về thành phố thân yêu của mình. Người đọc hôm nay không khỏi giật mình trước những suy nghĩ táo bạo của nhà thơ ở thời điểm vài chục năm trước: "Thật vô cùng tội lỗi/ Nếu ta thiếu lòng dũng cảm lớn lao/ Dũng cảm trước quân thù dũng cảm với nhau/ Để biến ước mơ thành sự thật/ Vết thương thành tiếng hát/ Mọi người thành anh em/ Người ta không thể sống bằng niềm tin đẹp/ Bằng áp phích trên tường, bằng những lời đanh thép/ Phải mang cho mọi người áo mặc cơm ăn/ Phải có nhà trường cửa sổ màu xanh/ Những bàn tay dám làm, những tấm lòng dám thật/ Cuộc đời chẳng dừng chân một phút/ Những điều hôm qua tưởng tuyệt vời tốt đẹp/ Đến nay thành không đủ nữa rồi/ Những người tốt tự bằng lòng với hôm nay/ Mai sẽ là kẻ xấu".

Kêu gọi lòng dũng cảm, và bản thân nhà thơ đã chứng minh lòng dũng cảm của mình, sự "dám thật" của mình bằng những câu thơ đầy trách nhiệm. Bởi thế, không có gì lạ khi bước vào thời kỳ đổi mới, với lòng dũng cảm và sự "dám thật" này, Lưu Quang Vũ đã làm "nổ tung" kịch trường Việt Nam bằng hàng loạt tác phẩm giàu tính chiến đấu.

Một thời đã đi qua, nhưng vết hằn của nó là vĩnh viễn trong ký ức Hà Nội. Đọc lại vài bài thơ để cùng thấy lại hình ảnh của Hà Nội trong quá khứ chưa xa. Và cũng là để chờ đợi những bài thơ về Hà Nội rồi đây sẽ được viết tiếp, những bài thơ độc đáo, những bài thơ vượt ra, thoát ra khỏi các nếp mòn quen thuộc nào đó và xứng đáng được coi là một phần di sản tinh thần của Thủ đô trong mai sau