Nữ Sinh Trung Học 25 Tuổi Phần 1

Nữ Sinh Trung Học 25 Tuổi Phần 1

Trong số gần 300 tiến sĩ từ nhiều quốc gia được nhận bằng vào tháng 7 năm nay của Đại học Cambridge, Anh có duy nhất một người Việt Nam. Và trong lĩnh vực nghiên cứu Y - Hóa - Lý, cô cũng là nữ tiến sĩ trẻ nhất Việt Nam: Tiến sĩ Nguyễn Kiều Liên, sinh năm 1981.

Trong số gần 300 tiến sĩ từ nhiều quốc gia được nhận bằng vào tháng 7 năm nay của Đại học Cambridge, Anh có duy nhất một người Việt Nam. Và trong lĩnh vực nghiên cứu Y - Hóa - Lý, cô cũng là nữ tiến sĩ trẻ nhất Việt Nam: Tiến sĩ Nguyễn Kiều Liên, sinh năm 1981.

Từ thi thử sức đến quyết tâm chinh phục học bổng toàn phần

Với Khánh Vy, được sang Singapore học tập tuy đã từng là mơ ước khi còn học lớp 2 nhưng đây vẫn là một mục tiêu khá xa vời. Mãi đến cuối năm lớp 8, em mới thử đăng ký học bổng ASEAN khi được mẹ định hướng.

Ban đầu, Khánh Vy chỉ muốn thử sức để đánh giá năng lực bản thân so với các bạn đồng trang lứa. Nhưng sau khi vượt qua vòng 1, Vy đã quyết định tìm hiểu kỹ hơn về nền giáo dục của Singapore và nhận ra đây là môi trường phù hợp với bản thân. Vì thế, em nghiêm túc ôn luyện cho vòng 2 và được chọn vào vòng phỏng vấn cuối cùng.

Học bổng ASEAN do chính phủ Singapore tài trợ 100% học phí cho 4 năm học phổ thông và dự bị đại học tại trường công lập Singapore. Học bổng tìm kiếm các học sinh có hồ sơ thể hiện quá trình học tập phong phú ở nhiều lĩnh vực.

Là người đồng hành cùng con trong suốt quá trình thi, theo chị Dung, với học bổng ASEAN, không nhất thiết lúc nào cũng phải là Toán hay tiếng Anh mà có thể ở thể thao, nghệ thuật, hoạt động cộng đồng… Học sinh có thể học các môn văn hóa ở mức độ khá/ giỏi nhưng tầm ảnh hưởng trong trường, với các bạn, trong cộng đồng tốt thì bộ hồ sơ đó cũng được lưu ý.

Những học sinh có cuộc sống học tập phong phú, nhiều hoạt động trải nghiệm sẽ có lợi thế

Làm việc trong ngành giáo dục, chị Dung thường xuyên tìm hiểu và trao đổi về các chương trình thi học bổng, các chương trình trải nghiệm với con. Các con của chị luôn được tham gia các cuộc thi Toán, khoa học, piano, vẽ tranh từ nhỏ. Nhưng phải đến khi học lớp 8, chị mới định hướng cho Khánh Vy thử sức ở cuộc thi quốc tế, học bổng giá trị như ASEAN.

Khánh Vy (giữa) tham gia 1 cuộc thi tiếng Anh.

Để gây chú ý với hội đồng tuyển sinh, chị Dung cho rằng, học sinh tốt nhất nên có quá trình chuẩn bị cho việc phát triển bộ hồ sơ trong 1 đến 2 năm trước năm đi thi để thể hiện sắc nét được quá trình leadership (vai trò lãnh đạo) của mình. Điểm các môn văn hóa cũng cần quá trình phấn đấu nhưng vẫn rất cần lưu ý thêm thời gian để phát triển các thế mạnh khác.

Vòng thi ASEAN sẽ gồm có 3 vòng:

Vòng 1: nộp hồ sơ, xét hồ sơ, thường khoảng giữa tháng 2 nộp và tháng 4 có kết quả. Gồm: hoạt động ngoại khoá, thành tích học tập, bài viết về bản thân, thư giới thiệu. Vòng 2: làm bài thi (thi vào tháng 5, biết kết quả vào tháng 8). Gồm: 1 toán, 1 bài viết tiếng Anh, 1 bài ngữ pháp và từ vựng Tiếng Anh (test nhiều về phần từ vựng)

Vòng 3: phỏng vấn (thi tháng 8, biết kết quả tháng 9). Gồm những câu hỏi xử lý tình huống thực tế và lý do muốn học tại Singapore,…

Trong các vòng thi của học bổng ASEAN, Khánh Vy cho rằng vòng phỏng vấn có tính quyết định nhiều nhất. Cách mình trả lời có thể cho người ta hiểu hơn về tính cách, cách mình học, mình chơi, giao lưu và tìm hiểu về đất nước của họ. Trên hết, qua buổi phỏng vấn, MOE có thể quyết định liệu học sinh này có phù hợp với việc học ở Singapore hay không và có nên trao học bổng hay không.

Crescent Girls' Secondary School là một trong những trường phổ thông hệ O-level có xếp hạng cao thuộc top 10 Sing

Còn theo chị Mỹ Dung, Bộ giáo dục Singapore hướng tới tìm những học sinh có cuộc sống học tập phong phú, nhiều hoạt động trải nghiệm, luôn sẵn sàng tâm thế vươn lên, thích nghi nhanh với điều kiện mới.

Ngoài các thành tích học tập qua sách vở, học sinh cần trang bị các kỹ năng sống (điều mà bố mẹ cần chuẩn bị cho con từ nhỏ), thể hiện được tính lãnh đạo leadership, luôn vui vẻ, hứng khởi và cuối cùng, các con có những ưu điểm, thế mạnh của bản thân về âm nhạc, hội họa, nghệ thuật và thể thao là những điểm cộng cho bộ hồ sơ khi xét tuyển.

Bên Singapore hiện nay, trường có rất nhiều hoạt động ngoại khoá và trải nghiệm cho học sinh. Ví dụ như OBS, một hoạt động trải nghiệm 5 ngày 4 đêm ở hòn đảo Pulau Ubin, nơi mà học sinh sẽ phải tự túc làm mọi việc, trải nghiệm cuộc sống ở rừng, được học những kĩ năng sinh tồn quan trọng.

Ngoài ra, trường CGS cũng tạo rất nhiều cơ hội để học sinh tự tổ chức những hoạt động. Và trong các CCA, các CLB đều do học sinh tự đứng đầu, tự tổ chức và tự lên kế hoạch cho những buổi họp và gặp mặt.

Hiện giờ Khánh Vy thấy việc học rất vui và thú vị. Một điều em rất yêu thích ở đây là được làm thực hành nhiều hơn, và được trao đổi nhiều hơn. Singapore không chỉ tập trung vào việc học hành liên quan tới điểm số, mà hướng tới holistic education (giáo dục toàn diện) hơn, học đi đôi với hành, học và trải nghiệm, chứ không chỉ học và điểm số, học và thi cử.

Học lại 1 năm ở cấp 3, nữ sinh vẫn quyết tâm chọn du học Israel để có thể tự do lựa chọn môn học mà mình yêu thích.

Đó là Phạm Lê Tịnh Nhi (SN 2004, TP.HCM), du học bằng Tú tài quốc tế IB trong 2 năm (tương đương cấp THPT) từ lớp 11 tại trường GHIS của Israel. Trước đó, Nhi là học sinh chuyên Văn của Trường chuyên Trần Đại Nghĩa từng đạt huy chương Vàng môn ngữ Văn kì thi Olympic 30/4.

Chia sẻ về câu chuyện du học, Nhi cho biết bản thân đã tự mày mò nghiên cứu về du học bằng Tú tài và nhận ra IB là tấm vé thông hành đến các trường đại học top đầu thế giới. Sau 1 thời dài tìm hiểu, em quyết tâm chọn Israel bất chấp phản đối kịch liệt của gia đình.

“Bố mẹ nhất quyết cấm em đi du học vì em chỉ thông báo sau khi nhận tin trúng tuyển vào chương trình”. Thời điểm đó, nữ sinh đã hoàn thành lớp 11 và chỉ còn 1 năm THPT nữa là có thể tự do chọn học đại học trong nước hay du học.

Bố mẹ Nhi lo lắng vì năm trước, tại Israel đa xảy ra có xung đột,

Để thuyết phục, hàng ngày Nhi đều cho bố mẹ xem các bài báo, video cuộc sống tại Israel, câu chuyện du học thành công khác của anh chị đi trước và cả những người bạn đã từng du học sớm hơn mình 2 năm.

“Em đã tìm hiểu rất kỹ trước khi đưa ra quyết định. Hơn hết, em apply vào trường có xuất là từ 1 NGO với mục tiêu giải quyết mâu thuẫn và tạo ra cộng đồng hòa bình tại Israel. Trong chuyến đi, em không hề cô đơn vì em du học cùng người bạn thân của em” - Nhi nói.

Nhi bắt đầu chuẩn bị hồ sơ từ tháng 3 và em không hề có IELTS hay bất kì chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế nào. Ngoài ra, chương trình yêu cầu rất nhiều vòng thi tuyển và mỗi vòng có thời hạn rất ngắn.

“May mắn vòng đơn chỉ yêu cầu em nộp lý lịch và điểm học bạ nên không quá căng thẳng” - Nhi nói.Đến vòng phỏng vấn đầu tiên, Nhi thực sự lo lắng khi Tiếng Anh của mình chỉ dừng ở mức đủ dùng. Nhi tập nói hàng ngày và tham khảo rất nhiều từ các anh chị đi trước. Đến cuối buổi phỏng vấn, Nhi mới thực sự sốc khi trường yêu cầu em phải viết 2 bài luận về chủ đề tôn giáo và xã hội chỉ trong 1 tuần.

“Ngay khi được giao đề, em tự hỏi ‘ủa, cái gì thế này?’ vì gia đình em không ai theo tôn giáo nào cả, và thời gian chuẩn bị quá ngắn”, Nhi nhớ lại.

Không kiến thức về chủ đề bài luận, không biết viết luận như thế nào và khả năng tiếng Anh hạn chế, Nhi phát khóc, muốn bỏ cuộc. Thời điểm đó, nữ sinh đang chuẩn bị thi học kì 2, vừa chuẩn bị thi Olympic và nộp hồ sơ cùng 1 lúc.

Nữ sinh quyết định đánh liều gửi mail cho trường xin dời hạn và được đồng ý cho thêm thời gian 3 ngày. Chính vì vậy, Nhi lại có động lực tiếp tục apply vì nhận thấy trường rất quan tâm tới học sinh.

Nữ sinh thường xuyên thức tới sáng để tìm kiếm thông tin cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt, viết lại vào 1 bản những gì tìm được và bắt đầu xây dựng bài viết từ thông tin thô. Ngoài ra, Nhi phải đọc ghi chú lại rất nhiều vì có những thuật ngữ khoa học.

“Trong tuần viết, em chỉ kịp hoàn thiện chứ không nhờ người khác kiểm tra giúp. Em không có 1 ai định hướng cả, chỉ viết rồi dịch ra tiếng Anh sau đó check lỗi ngữ pháp bằng các phần mềm miễn phí trên mạng” - Nhi tâm sự.

Một khó khăn nữa ập đến với Nhi là yêu cầu làm việc nhóm cùng học sinh quốc tế.

“Em sợ nhất vì phải làm việc và nói chuyện bằng tiếng Anh với các bạn cùng tham gia chương trình. Chúng em chia ra bàn luận theo nhóm nhỏ và hùng biện biến đổi khí hậu. Ngoài ra, 1 chủ đề nữa là phân biệt chủng tộc và chủ đề này chúng em không chuẩn bị trước. Lúc đấy vốn Tiếng Anh đủ để nói đơn giản”.

Sau đó, Nhi nhận được thư phỏng vấn vòng tiếp theo. Do đã từng tham gia 1 buổi phỏng vấn từ trước, lần này nữ sinh có tự tin hơn. “Em không quá suy nghĩ về chuyện khó khăn nữa. Cho dù không đậu thì mình cũng đã có trải nghiệm vô cùng đáng nhớ rồi” - Nhi kể.

Kết quả, nữ sinh đã trúng tuyển vào chương trình IB của trường GHIS. Sau đó, Nhi tiếp tục nộp đơn xin hỗ trợ tài chính và nhận được học bổng 80%. Sau khoảng 1 học kì, nữ sinh đạt 34/35 điểm 5 môn học và nằm trong top học sinh xuất sắc của trường.

“Mới đầu sang, em học môn Chính trị nhưng kiến thức của em không nhiều. Khi giáo viên đặt vấn đề, các bạn đưa ra vô vàn câu hỏi và phản biện với nhau trong lớp. Để vượt qua, em luôn cố gắng chuẩn bị bài vở trước”.

Hiện tại, Nhi đang học Khoa học máy tính và sắp tới sẽ làm các dự án liên quan mà em ưa thích. “Trường rất quan tâm đến sở thích của học sinh và chúng em được tự do lựa chọn chủ đề nghiên cứu mà mình muốn”,  Nhi hào hứng

Sau 1 khoảng thời gian, Nhi nhận thấy Israel là một đất nước khá an toàn, mọi người luôn trong trạng thái cảnh giác và Chính phủ luôn cố gắng hạn chế các xung đột.

Ngoài ra, địa phương thường xuyên kiểm tra phản ứng tình huống của người dân. “Thỉnh thoảng, còi báo động sẽ hú lên vào tất cả mọi người sẽ chạy vào hầm trú ẩn. Sau đó sẽ có thông báo đó là tập dượt và mọi người lại quay trở lại cuộc sống bình thường” - Nhi chia sẻ.

Đang học lớp 11 chuyên Anh Trường THPT Chuyên Trần Phú (Hải Phòng), Ngọc Hoa “khóc hết nước mắt” mới có thể thuyết phục được bố mẹ cho sang Ấn Độ du học. Sau 2 năm, Hoa lại tiếp tục tìm kiếm những trải nghiệm mới trên đất Mỹ.

Nữ sinh Trung học - Azumanga Daioh (tiếng Nhật: あずまんが大王, Hepburn: Azumanga Daiō?, nghĩa là "Đại vương Azumanga") là một loạt manga yonkoma hài do tác giả Azuma Kiyohiko viết và vẽ minh họa; bộ truyện đã được đăng từng số trên tạp chí Dengeki Daioh của MediaWorks từ năm tháng 2 năm 1999 đến năm 2002. Ba chương mới thêm được xuất bản trong Monthly Shōnen Sunday của  Shogakukan vào tháng 5 năm 2009 để kỷ niệm 10 năm ra mắt của manga. Manga phiên bản tiếng Anh được phát hành lần đầu cho ADV Manga, và phát hành lại sau đó cho Yen Press. Tại Việt Nam, TVM Comics đã được cấp phép bản quyền phát hành manga dưới từ đề tiếng Việt chính thức là "Nữ sinh Trung học",[2] và phiên bản anime từng được Công ty Cổ phần Truyền thông Trí Việt (TVM Corp.) mua bản quyền phát sóng trên HTV3 lần đầu từ ngày 1 tháng 9 năm 2008.

Loạt manga được vẽ với phong cách yonkoma, loạt manga diễn tả cuộc sống hằng ngày của các cô gái cùng lớp trong 3 năm học trung học của họ. Loạt manga được đánh giá cao về sự hài hước của nó với các nhân vật có tính cách khác người và Azuma Kiyohiko được khen như "Bậc thầy của phong cách yonkoma" vì cả phong cách vẽ cũng như cốt truyện vừa vặn của nó.

Loạt manga được J.C.Staff chuyển thể thành anime và phát sóng từ ngày 8 tháng 4 đến 30 tháng 9 năm 2002 trên kênh TV Tokyo và AT-X. Các anime được chiếu dưới dạng từng đoạn phim ngắn 5 phút mỗi ngày, và cuối cùng là toàn bộ tập phim dài 25 phút vào cuối tuần, tổng cộng là 130 đoạn phim ngắn được tập hợp thành 26 tập phim. Starchild Records đã phát hành các tập tổng hợp dưới dạng DVD và Universal Media Disc (UMD), các đoạn phim ngắn 5 phút có thể được phân biệt bởi các tiêu đề của chúng.

Tiêu đề của tác phẩm này không hề liên quan đến cốt truyện. Azumanga là kết hợp giữa tên của tác giả là Azuma và manga, còn Daioh là tên của tạp chí đầu tiên đã đăng loạt manga này là Dengeki Daioh[3]. Trong anime Daioh cũng được sử dụng trong phần giới thiệu các tập tiếp theo, nhưng trong anime nó lại mang nghĩa khác là "đại vương".

Azumanga cũng là cách gọi chính cho các tác phẩm khác do Azuma Kiyohiko thực hiện[1]. Hai bộ tập hợp khác của Azuma vẽ giới thiệu cho các hộp đĩa của Pioneer Entertainment cũng được gọi là Azumanga và Azumanga 2 phát hành năm 1998 và 2001[4][5]. Azumanga sau đó cũng được tái bản với phiên bản cỡ nhỏ hơn với tên Azumanga Recycle[6].

Azumanga Daioh ghi lại cuộc sống hàng ngày của một trường trung học vô danh Nhật Bản gồm sáu nữ sinh và hai giáo viên của họ: thần đồng nhí, Chiyo Mihama và cuộc đấu tranh của cô để hòa nhập với những cô gái hơn cô năm tuổi; Sakaki thích những động vật nhỏ nhắn dễ thương nhưng lại bị chúng ghét, Ayumu "Osaka" Kasuga đần độn với góc nhìn lệch lạc về thế giới; Koyomi "Yomi" Mizuhara mệt mỏi với người bạn thân khó chịu; Tomo Takino, người có nghị lực bị cạnh tranh chỉ bởi sự thiếu ý thức của cô; Kagura thể thao và sự cạnh tranh một chiều của mình với Sakaki; giáo viên chủ nhiệm của họ, Yukari Tanizaki; và bạn của cô, giáo viên thể dục Minamo "Nyamo" Kurosawa.

Các nhân vật phụ bao gồm Kimura-sensei, một giáo viên quái dị với tính cách biến thái và Kaorin, một nữ bạn cùng lớp có tình cảm với Sakaki.

Những học sinh này có nhiều tính cách khác nhau.

Azumanga Daioh được vẽ và minh họa bởi Azuma Kiyohiko, gần như toàn bộ được trình bày với phong cách yonkoma. Các chương đã được đăng trên tạp chí Dengeki Daioh của MediaWorks từ tháng 2 năm 1999 đến tháng 5 năm 2002 sau đó tập hợp lại thành 4 tankōbon[7]. Mỗi tankōbon là một năm trong cuộc sống của các nhân vật[8]. Shogakukan đã tiến hành tái bản thành ba tập trong dịp kỷ niệm 10 năm ra đời của loạt manga này[9], với tập đầu bao gồm năm đầu nhập học và thứ hai của các nhân vật phát hành vào ngày 11 tháng 6 năm 2009[10]. Các tập tái bản có thêm 16 trang các mẫu truyện thêm đã được đăng trên Monthly Shōnen Sunday từ tháng 5 năm 2009 với tên Azumanga Daiō Hoshūhen (あずまんが大王·補習編)[11][12].

Tại châu Á loạt manga được đăng ký bản quyền với các ngôn ngữ khác nhau như Việt Nam bởi TVM Comics[13], Hàn Quốc bởi Daiwon C.I.[14], Thái Lan bởi Negibose Comics[15] và Đài Loan bởi Tong Li Publishing[16].

ADV Manga đã đăng ký bản quyền phiên bản tiếng Anh của loạt manga này tại thị trường Anh và Bắc Mỹ và cũng đã phát hành bốn tập từ năm 2003 đến năm 2004. ADV sau đó đã tái bản loạt manga này thành gói trọn bộ phát hành vào ngày 07 tháng 11 năm 2007[7]. Năm 2009 Yen Press đã mua lại bản quyền phiên bản tiếng Anh tại thị trường Anh và Bắc Mỹ và phát hành phiên bản dịch tiếng Anh riêng dưới dạng gói trọn bộ vào tháng 12 năm 2009[17]. Tại châu Âu loạt manga này cũng được đăng ký bản quyền với các ngôn ngữ tại các nước khác nhau như Pháp bởi Kurokawa[18], Đức bởi Tokyopop[19], Tây Ban Nha bởi Norma Editorial[20] và Phần Lan bởi Punainen jättiläinen[21]

Phiên bản phim hoạt hình của bộ truyện được sản xuất bởi J.C.Staff và phát sóng trên truyền hình từ ngày 8 tháng 4 năm 2002 đến ngày 30 tháng 9 năm 2002.[22] Bộ phim được phát sóng trên các kênh TV Tokyo, TV Aichi, TV Osaka, và AT-X theo dạng từng đoạn phim ngắn 5 phút mỗi ngày, và cuối cùng là toàn bộ tập phim dài 25 phút vào cuối tuần - tổng cộng là 130 đoạn phim ngắn được tập hợp thành 26 tập phim.[23] Các tập phim sau khi được biên tập - đây là phiên bản duy nhất hàm chứa tựa phim và đoạn giới thiệu danh sách thành viên tham gia phim ở cuối mỗi tập - được phát hành dưới dạng 6 đĩa DVD trong năm 2003 và 9 Universal Media Disc từ năm 2005 đến 2006 bởi Starchild Records, và một bộ đĩa DVD toàn tập được phát hành vào ngày 24 tháng 6 năm 2009;[24] các đoạn phim ngắn 5 phút có thể được phân biệt bởi tiêu đề riêng của chúng.

Ngoài bộ anime ra còn có hai chuyển thể anime khác là Azumanga Daioh: Gekijou Tanpen và Azumanga Web Daioh. Gekijou Tanpen là một đoạn giới thiệu dài 6 phút cho bộ anime dùng để chiếu trong các rạp phim[25]. Web Daioh cũng là một tập giới thiệu ngắn xuất hiện trong một thời gian trên trang web chính thức của Azumanga Daioh dùng để kích thích sự tò mò của khán giả [26], nó ban đầu dùng để đánh giá sự quan tâm của khán giả nếu nhận được quan tâm đến một mức nào đó thì sẽ tạo một website chuyển thể anime để xem trực tuyến và sẽ chuyển thể từ từ, tuy nhiên do khán giả yêu cầu quá nhiều nên việc tạo website xem trực tuyến đã bị hủy bỏ và thay vào đó là sản xuất hẳn một bộ anime và chiếu trên truyền hình. Hai chuyển thể này có diễn viên lồng tiếng và sử dụng nhạc khác với bộ anime[26].

TVM đã đăng ký bản quyền tại Việt Nam[27], ADV Films thì mua bản quyền phát hành tại thị trường Bắc Mỹ[28]. Sáu đĩa DVD có chứa cả Gekijou Tanpen[25]. Các phiên bản ngôn ngữ khác cũng được đăng ký bản quyền như Madman Entertainment đã đăng ký bản quyền tại Úc và New Zealand, Hà Lan bởi Kaze Animation S.A., Pháp bởi Kaze, Tây Ban Nha bởi Xtysus và Đài Loan bởi Mighty Media.

Tập phim ngắn có bài hát chủ đề là Sarabai! (サラバイ!) do Kaneda Tomoko trình bày bài hát này đã phát hành trong đĩa CD đính kèm trong phiên bản DVD của phim chứa các bản nhạc dùng trong phim này phát hành trong tháng 1 năm 2002.

Bộ anime có hai bài hát chủ đề một mở đầu và một kết thúc. bài hát mở đầu có tựa Soramimi Cake (空耳ケーキ) do Oranges & Lemons trình bày, bài hát kết thúc có tựa Raspberry Heaven cũng do Oranges & Lemons trình bày. Đĩa đơn chứa hai bài hát đã phát hành vào ngày 24 tháng 4 năm 2002. Một bộ 8 đĩa đơn mỗi đĩa chứa các bài hát của một nhân vật cũng đã được phát hành từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2002.

Lantis đã phát hành vài album nhạc của bộ anime trong đó có hai album Azumanga Daioh Original Soundtrack với các bản nhạc dùng trong anime và các bài hát chủ đề, hai album tổng hợp và Vocal Collection với các bài hát do các nhân vật trình bày. Hầu hết các album đều xuất hiện trên bảng xếp hạng Oricon tại Nhật Bản với hạng album cao nhất là hạng 68 thuộc về Tribute to Azumanga Daioh[29] và hạng đĩa đơn cao nhất là hạng 36 thuộc về Soramimi no Cake/Raspberry Heaven[30].

Hai artbook cho bộ anime là Azumanga Daioh the Animation Visual Book 1 (あずまんが大王 THE ANIMATION ビジュアルブック(1)) và Azumanga Daioh the Animation Visual Book 2 (あずまんが大王 THE ANIMATION ビジュアルブック(2)) đã phát hành vào ngày 26 tháng 8 năm 2002 và ngày 10 tháng 12 năm 2002[31][32].

Ba trò chơi điện tử dựa theo Azumanga Daioh đã được phát hành. Bandai đã phát hành trò Azumanga Donjyara Daioh có yếu tố giống như mạt chược cho hệ PlayStation vào ngày 18 tháng 4 năm 2002[33][34]. Taito Corporation đã phát hành trò Azumanga Puzzle Daioh chỉ dành cho hệ máy cầm tay với yếu tố bắn bong bóng vào ngày 01 tháng 6 năm 2002[35]. King Records đã phát hành trò Azumanga Daioh Advance cho hệ Game Boy Advance với yếu tố chơi bài vào ngày 25 tháng 4 năm 2003[36].

Tại Nhật Bản, Azumanga Daioh đã lọt vào danh sách đề nghị tại Liên hoan Nghệ thuật Truyền thông Nhật Bản lần thứ 6 năm 2002[37]. Loạt manga đã lọt vào danh sách 25 manga bán chạy nhất năm 2006 của Liên hoan Nghệ thuật Truyền thông Nhật Bản[38].

Phiên bản tiếng Anh của loạt manga cũng nhận được nhiều nhận xét tích cực. Tại Manga: The Complete Guide, Jason Thompson đã đánh giá "hài hước hấp dẫn" và "bậc thầy thầm lặng của phong cách yonkoma", ông khen ngợi loạt manga chọn thời điểm gây cười rất tốt cũng như các lời nói đùa rất hay. Ông thấy điểm nhấn của tác phẩm là "khả năng miêu tả nhân vật" của nó, nhưng đồng thời cũng nói rằng bản chất moe cùng các trò đùa của nó có thể làm bực mình một số độc giả[39].