Nhà Thờ Tân Định Xưa

Nhà Thờ Tân Định Xưa

Dù Tha La được thành hình từ những năm 1837-1840, nhưng mãi đến năm 1860, Cha Besombes (Hạnh), là vị linh mục đầu tiên đến phục vụ cho Họ đạo Tha La. Lúc bấy giờ có khoảng trên 20 gia đình nhưng ở rải rác khắp nơi, và nhà thờ chỉ được làm bằng tranh vách lá tại Lò Mo và Trường Đà.

Dù Tha La được thành hình từ những năm 1837-1840, nhưng mãi đến năm 1860, Cha Besombes (Hạnh), là vị linh mục đầu tiên đến phục vụ cho Họ đạo Tha La. Lúc bấy giờ có khoảng trên 20 gia đình nhưng ở rải rác khắp nơi, và nhà thờ chỉ được làm bằng tranh vách lá tại Lò Mo và Trường Đà.

I. Nhà Thờ Tha La được thành hình.

Dưới triều vua Minh Mạng (1820-1840), vì nghi ngờ người Công Giáo liên kết với ông Lê Văn Khôi, khởi nghĩa chống triều đình Huế, nên vua ra sắc chỉ cấm đạo rất gắt ao. Trong hoàn cảnh ấy, ông Côximô Nguyễn Hữu Trí đã đưa gia đình từ Huế vào miền Nam sinh sống và lánh nạn. Ông và gia đình đã đến Bà Trà, Thủ Dầu Một, đến Suối Đá, Tây Ninh và cuối cùng đã dừng chân tại Tha La này năm 1837.

Theo truyền khẩu: Tha La là nơi nghỉ mát của dân tộc Khmer, cũng là một nơi hoang vắng, sình lầy. Tại Tha La, ông Trí đã quy tụ được một số gia đình để khai phá đất hoang cũng như tổ chức các buổi đọc kinh gia đình. Đến năm 1840, ông Trí mới mời được linh mục đến giúp khi các ngài có dịp đi ngang. Từ đây, Tha La đã thật sự thành hình, đó là nhờ công đức của các vị tiền bối, nhất là ông Côximô Trí (mộ của ông vẫn còn ở trước núi Đức Mẹ Nhà thờ Tha La).

III. Tha La trong giai đoạn mới.

Giáo xứ Tha La đã có từ 1840, nhưng mãi đến ngày 22/09/1966, với nghị định số Prot. N 311/66 của Đức Cha Giuse Phạm Văn Thiên, chính thức thiết lập Giáo xứ Tha La.

Tha La hình thành và phát triển, bao vị linh mục đã đến phục vụ, làm cho Tha La ngày càng được phát triển thêm lên. Năm 1966, vâng lệnh Bề trên, Cha Gioakim Nguyễn Văn Nghị đã đến nhậm sở tại Họ đạo Tha La thay cho Cha Giacôbê Lê Văn Quá. Cha rất quan tâm đến đời sống tinh thần lẫn vật chất của giáo dân.

Vì nhu cầu cấp thiết và hữu ích cho giáo dân, nên ngày 10/09/1967, Đức Cha Giáo phận Phú Cường đã chủ sự Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên, khởi công xây dựng Nhà thờ Tha La và Cha Gioakim Nghị phụ trách. Sau khoảng 3 năm xây dựng, Nhà thờ Tha La đã hoàn thành và được khánh thành ngày Chúa Nhật 13/12/1970.

Sau hơn 160 năm (1840-2005) hình thành và phát triển, đã có khoảng 48 linh mục đến giúp và làm việc mục vụ tại Giáo xứ Tha La.

Giáo xứ Tha La cũng đã dâng hiến cho Giáo Hội những người con là các linh mục và tu sĩ, để phục vụ cho Giáo Hội. Hiện tại số giáo dân của Giáo xứ là 4.756 người.

Ngày 14/02/2000, Cha Philipphê Trần Tấn Binh đã đến nhậm sở tại Giáo xứ Tha La, thay Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước. Và ngày 10/01/2005, với sự cộng tác của toàn thể giáo dân trong Giáo xứ, Cha sở Philipphê Trần Tấn Binh đã cho tu sửa và trang trí lại Cung Thánh của Thánh đường Giáo xứ Tha La. Đến nay đã hoàn thành.

Ngày 05/02/2005, Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, Giám mục Giáo phận Phú Cường, chủ sự Thánh Lễ Tạ ơn và Cung Hiến Thánh Đường và Bàn Thờ mới của Giáo xứ Tha La.

Ngày 03/09/2005, Cha Phêrô Nguyễn Văn Thắm được bổ nhiệm làm Cha sở Tha La, thay cho Cha Philipphê Trần Tấn Binh.

Nhà thờ Tha La, với Tước hiệu “Đức Maria Vô Nhiễm”, đã được đặt dưới sự bảo trợ của các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam, đặc biệt là các thánh: Thánh Philipphê Phan Văn Minh, Thánh Phêrô Đoàn Công Quý và Thánh Matthêu Lê Văn Gẫm.

Giáo xứ Tha La xin cảm tạ hồng ân của Thiên Chúa vì đã ban cho Giáo xứ Tha La được như ngày hôm nay, đồng thời cũng chân thành cảm ơn các vị tiền bối, các giám mục, linh mục, các tu sĩ và toàn thể anh chị em trong cũng như ngoài Giáo xứ đã hỗ trợ và nâng đỡ cho Giáo xứ Tha La có được như ngày hôm nay.

Xin Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria Vô Nhiễm, Thánh Philipphê Phan Văn Minh, Thánh Phêrô Đoàn Công Quý và Thánh Mátthêu Lê Văn Gẫm, ban ơn và chúc lành cho tất cả quý vị.

Hồi tháng Mười Một năm ngoái (2023), Đức cha Goyarrola, 55 tuổi, miền Basco bên Tây Ban Nha, vốn là một bác sĩ y khoa, thuộc Giám hạt tòng nhân Opus Dei, được Đức Thánh cha Phanxicô bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận Helsinki, bao trùm toàn nước Phần Lan. Trước đó, ngài đến làm việc mục vụ tại Phần Lan hồi năm 2006 và sau cùng làm Tổng đại diện của giáo phận này. Ngài kế nhiệm Đức cha Teemu Sippo người Phần Lan, từ nhiệm hồi tháng Năm năm 2019 và trong bốn năm, giáo phận này trống tòa, do một linh mục trẻ người Ý, Marco Pasinato, làm Giám quản.

Trong thời gian qua, Đức cha Goyarrola bắt đầu viếng thăm các giáo xứ trong giáo phận thuộc quyền. Mới đây, ngài đã đến thăm giáo xứ thánh Olaf ở Jyvaskyla, cách thủ đô Helsinki 270 cây số. Đức cha cử hành thánh lễ và ban phép thêm sức. Đức cha kể lại trên Facebook rằng nhà thờ đông chật các tín hữu không còn chỗ trống nào. Vấn đề thiếu chỗ trong nhà thờ được Đức cha đề cập tới với Hội đồng giáo xứ và Hội đồng tài chánh tại đây.

Trên toàn nước Phần Lan, với 338.000 cây số vuông, rộng hơn nước Việt Nam, nhưng chỉ có tám giáo xứ, với ba mươi linh mục, săn sóc 17.000 tín hữu Công giáo trên tổng số 540.000 dân cư. Con số 17.000 giáo dân là những người có đăng ký chính thức. Con số thực sự nhiều gấp đôi, phần lớn là những người nhập cư. Số tín hữu Công giáo Việt Nam tại nước này vào khoảng 1.000 người và có hai linh mục người Việt làm mục vụ tại đây.

(ekai.pl 14-2-2024, Fides Phần Lan)

Khách sạn gần Nhà Thờ Đổ - Nam Định

Ở Sài Gòn, nhiều nơi đã được đô thị hóa từ lâu nhưng mức sống của người dân vẫn khác nhau. Ở Quận 1, 3 và 10, dễ làm cho người ta hiểu đó là khu “nhà giàu”, một số nơi của các quận còn lại, có nhiều dân nhập cư nên ít nhiều cũng bị một chút xô bồ, một chút nhốn nháo của phố phường.

Đi vào con đường có nhà thờ Gia Định ở Phường 2, Quận Bình Thạnh, dân cư đông đúc biểu hiện một nhịp sống lao động không kém phần vật chất.

Một trăm năm trước, từ Sài Gòn nếu đi qua cầu sắt Đa Kao bắc ngang rạch Cầu Bông, (nay là cầu bêtông Bùi Hữu Nghĩa) ta thoáng thấy một xóm nhà nằm rải rác trong những vườn chuối um tùm và vườn cau mênh mông, với khá nhiều sông ngòi và đầm lầy bao quanh: đó là Họ Cầu Bông – Gia Định.

Nguồn gốc họ đạo này cũng giống như phần lớn các họ đạo ở vùng Sài Gòn ngày xưa. Khoảng năm 1860, một số anh chị em giáo dân mà phần lớn từ miền Đông Nam Bộ như Búng, Lái Thiêu, Thủ Dầu Một… (là những họ đạo lâu đời có nhiều tín hữu) do gặp khó khăn trong đời sống đức tin, đã phải rời bỏ nhà cửa ruộng vườn, nơi chôn nhau cắt rốn để tìm nơi ẩu náu cho qua lúc khó khăn. Có thể nói, lúc bấy giờ, Gia Định là vùng “đất hứa”, được coi là nơi trú ẩn an toàn cho những giáo dân đang bị bách hại.

Sau nhiều thăng trầm, một số gia đình đã đến định cư gần cầu Rạch Bông, rồi giáo dân từ những nơi khác cũng đến lập nghiệp, nhiều người cất nhà trên những vùng đất bỏ hoang. Lúc đó, dưới thời Đức cha Dominique Lefèbvre, cha sở Họ Thị Nghè là Antôn Võ Ngọc Triêm (1860-1867) kiêm nhiệm Họ Cầu Bông đã cất một nhà nguyện sát bên con rạch. Khi rạch bị lở, nhà nguyện được dời đến chỗ đối diện Lăng Ông. Sau đó, do hương chức làng Bình Hòa yêu cầu, nhà thờ được dời đến địa điểm hiện nay (280 Bùi Hữu Nghĩa, Phường 2, Quận Bình Thạnh).

Ngôi nhà thờ Gia Định hiện nay là do cha Phanxicô Trần Công Mưu đứng ra xây dựng với sự góp sức của ông kỹ sư Nguyễn Hữu Nhiêu con rể ông Trương Vĩnh Ký, một cựu chủng sinh quê ở Cái Mơn, là một trong mười tám nhà bác học ở thế kỷ XIX. Đức cha Jean Depierre đã bổ nhiệm cha Lambert làm cha sở đầu tiên của họ Cầu Bông – Gia Định vào năm 1897, như vậy, cách đây 112 năm, Họ Cầu Bông – Gia Định chính thức được nâng lên thành giáo xứ.

Trước kia, Sài Gòn và Chợ Lớn là hai thành phố, từ năm 1931 được sáp nhập làm một, gọi là vùng Sài Gòn – Chợ Lớn, trong đó có tỉnh Gia Định (gồm bốn quận là Gò Vấp, Hóc Môn, Nhà Bè, Thủ Đức), Họ Cầu Bông – Gia Định thuộc Quận Gò Vấp. kể từ năm 1934, Họ Cầu Bông – Gia Định được Tòa Giám mục chính thức đổi tên thành Họ Gia Định.

Họ Đạo Trưởng Thành Qua Dòng Thời Gian

Cho đến nay, giáo xứ có 12 cha sở coi sóc. Mỗi người một vẻ:

– Cha sở thứ nhất Lambert xây dựng dọ đạo theo truyền thống đã có trong Hội Thánh từ hàng ngàn năm qua.

– Cha sở thứ hai Desseaume lo xây dựng trường học và cho đào một lạch nhỏ nối rạch Cầu Bông với Chợ Bà Chiểu để giảm ngập và nâng cao nhà thờ, ngày nay con lạch vẫn còn và chảy ngang Phường 1, Bình Thạnh.

– Cha sở thứ ba Phaolô Nguyễn Văn Qui là người học cao biết rộng, viết nhiều sách hướng dẫn về tu đức cho chủng sinh, đặc biệt nhất là những bài thánh ca đầu tiên bằng tiếng Việt, rất có giá trị, đem lại cho cộng đồng Dân Chúa niềm vui trong Phụng vụ.

– Cha sở thứ tư Bosvieux chỉ trông coi họ đạo có 14 tháng.

– Cha sở thứ năm chính là Phaolô Qui, trở lại coi sóc xứ đạo lần thứ hai, chính sự nhiệt thành của người mục tử thánh thiện tạo cho cộng đoàn giáo dân một đà tiến mới trong đời sống đức tin.

– Cha sở thứ sáu là cha Phanxicô Binh, coi sóc xứ đạo trong 2 năm (1915-1916)

– Cha sở thứ bảy Tôma Nguyễn Khoa Thi đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao trình độ văn hóa và củng cố đời sống đạo đức của giáo dân bằng nhiều cách như cho diễn tuồng Thương Khó và cuộc đời các thánh.

– Cha sở thứ tám Phanxicô Xaviê Trần Công Mưu cho xây dựng ngôi nhà thờ đồ sộ như hiện nay. Khi nhà thờ vừa xây xong, cha qua đời và được an táng dưới tháp chuông nhà thờ.

– Cha sở thứ chín Giacôbê Huỳnh Văn Của vừa tiếp tục hoàn thành việc xây dựng nhà thờ do cha sở tiền nhiệm khởi xướng vừa mở trường học trong 12 năm phục vụ.

– Cha sở thứ mười là linh mục Micae Nguyễn Khoa Học coi sóc giáo xứ khoảng từ cuối năm 1957 đến năm 1961, tuy thời gian làm cha sở Gia Định không dài nhưng ngài cũng cố gắng củng cố đời sống đức tin của cộng đoàn Dân Chúa ở đây.

– Cha sở thứ mười một Antôn Phùng Quang Mạnh đã đưa giáo xứ đến thời hoàng kim trong thời gian dài phục vụ.

– Và hiện nay, cha chánh xứ đương nhiệm Inhaxiô Hồ Văn Xuân vẫn nỗ lực không ngừng để xây dựng họ đạo.

Cha sở Inhaxiô Hồ Văn Xuân cho biết, thời hoàng kim của giáo xứ Gia Định là thời gian cha sở Antôn Phùng Quang Mạnh coi sóc (1961-2004) vì trong 43 năm phục vụ giáo xứ, cha đã làm được nhiều việc hữu ích cho cộng đoàn Dân Chúa nơi đây: số giáo dân tăng lên đến 12 ngàn người. Ngài xây dựng ba nhà thờ: Thánh Giuse Thợ, Thánh Mẫu 3, Đức Mẹ Lên Trời và xây dựng trường kỹ thuật.

Hiện nay, bên trong khuôn viên Nhà thờ Gia Định có một trường học, tuy đang được Nhà nước quản lý nhưng đó chính là ngôi trường Bossuet do cha sở thứ chín Giacôbê Huỳnh Văn Của lập ra. Sau đó cha Antôn Mạnh cho xây lại, đặt tên là Thánh Mẫu dành cho học sinh trung học và tiểu học. Việc hiến ngôi trường trong khuôn viên nhà thờ cho Nhà nước quản lý, ban đầu có nhiều căng thẳng, hiểu lầm nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, nhà thờ và nhà trường đã sống chung “vui vẻ hòa bình”.

Đức tin của giáo dân còn sống động qua tình thương đối với mọi người, cụ thể là các công trình từ thiện bác ái đáng ghi nhận như mở phòng khám bệnh, phát thuốc miễn phí; trường khuyết tật Gia Định dạy các em chậm phát triển; các lớp tình thương; học bổng cho học sinh; thường xuyên thăm người bệnh, già cả, liệt lào, chia quà cho người nghèo dịp lễ Tết…

Nối tiếp những thành quả tốt đẹp đó, cha sở Inhaxiô và giáo dân còn sắp xếp giúp các cha xứ vùng sâu xây nhà thờ, xây cầu, cho xuồng máy vùng U Minh (Cà Mau). Đặc biệt cha mở lớp Thánh Kinh chuyên biệt kéo dài nhiều năm, giúp giáo dân tìm hiểu chuyên sâu về Tân Ước – Cựu Ước; còn lớp Phụng vụ Bí tích giúp giáo dân hiểu thêm về Phụng vụ, cách riêng là Phụng vụ Thánh lễ và giáo xứ còn có những sinh hoạt mục vụ rất đa dạng và sống động.

Đối với cha Inhaxiô Hồ Văn Xuân, nếu nói về vị trí cha sở giáo xứ Gia Định thì ít ai biết đến nhưng ở một vị trí phục vụ tại Tòa Tổng Giám mục thì tên của cha khá quen thuộc đối với nhiều người trong giáo phận. Từ năm 1975, cha đã hiện diện tại Nhà thờ Gia Định, mười năm sau, cha là phó văn phòng và phụ tá quản lý của Tòa Tổng Giám mục, là thư ký riêng của Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Bình với tất cả sự thân thương khi chăm sóc sức khỏe, chia sẻ buồn vui, những công việc lớn bé đột xuất…Hiện nay cha vẫn trợ giúp Đức Hồng y trong văn phòng Tòa Tổng Giám mục và quản lý Tổng Giáo phận cũng như sắp xếp các chuyến đi, đón tiếp các phái đoàn.

Và từ năm 1990 đến nay, cha là Giám đốc Trung tâm Công giáo của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Khi trông coi cơ sở này, cha đã tạo nhiều điều kiện giúp đỡ quý linh mục từ các giáo phận Mỹ Tho, Cần Thơ, Long Xuyên, Bà Rịa, Xuân Lộc, Đà Lạt…đổ về Thành phố Hồ Chí Minh tạm trú để học ngoại ngữ, chuẩn bị đi du học. Cha luôn ân cần đón tiếp quý đức cha ở giáo phận khác có công việc tại thành phố và luôn sẵn sàng giúp đỡ các ngài khi cần.

Cha cho biết, từ trong thâm tâm, cha cảm thấy mình có niềm vui và hạnh phúc khi được phục vụ cộng đoàn Dân Chúa.

Hiện nay, cha đang bận rộn xây dựng Nhà Hành Hương của Tổng Giáo phận TP. Hồ Chí Minh ở Bãi Dâu (Vũng Tàu), mà chịu trách nhiệm chính là cha Tổng Đại diện GB. Huỳnh Công Minh, cha Đinh Tất Quý cùng cha có nhiệm vụ thực hiện công trình. Đây là công trình để mừng Đức cố Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình 100 tuổi vào ngày 01/9/2010. Đây cũng là lời trăn trối của Đức cố Tổng Phaolô trên giường bệnh tại bệnh viện Thống Nhất muốn nhờ cha Antôn Mạnh và cha Inhaxiô thực hiện.

Một giáo xứ có đến 9.000 người mà giáo dân vừa là thành phần lao động, vừa xen lẫn thành phần trí thức giữa một khu dân cư đông đúc, triều cường vẫn lên xuống liên miên; một vài cơ sở từ thiện bác ái trong cả vòng tay giáo xứ…là một trách nhiệm khá nặng nề nhưng cha sở và giáo dân Gia Định vẫn vui sống trong tâm tình yêu thương và phục vụ.

- Một thẩm phán liên bang hôm thứ Năm 17 tháng 11 năm 2011 đã thông qua việc bán nhà thờ rất thời danh của một giáo phái Tin Lành, đó là Nhà thờ pha-lê (Crystal Cathedral), mà người Việt thường gọi là Nhà Thờ Kiếng cho Giáo phận Công giáo Orange để giúp chi trả các khoản tài chánh mà đại giáo đường Crytal Cathedral đang gặp khó khăn đến khi phải phá sản.

Nhà thờ Crystal Cathedral được Tòa án phá sản bán cho Giáo phận Orange.

Quyết định của Thẩm phán Tòa án Phá sản Hoa Kỳ Robert Kwan đưa ra sau khi một cuộc chiến đấu thầu giữa Giáo phận Orange và Ðại học Chapman đều muốn mua khu nhà thờ này với tài sản 40 mẫu cùng kiến thiết kiếng màu rực rỡ. Ðang khi đó giáo dân Tin lành thuộc Hiệp hội Crystal Cathedral lo sợ đây là bước kết thúc của nhà thờ của họ.

Giáo phận trả 57.5 triệu Mỹ kim để mua Nhà thờ này làm bằng 10,000 tấm kính, dùng làm nhà thờ chính tòa cho giáo phận mà từ lâu đã mong ước có ngôi nhà thờ chính tòa giáo phận khang trang. Từ khi xây dựng xong tới nay, Crystal Cathedral mang tính biểu tượng của thành phố Garden Grove.

Sau khi nghe tại tòa án phá sản liên bang quyết định bán nhà thờ cho giáo phận, Ðức Giám Mục Tod D. Brown của giáo phận Orange nói với các phóng viên rằng: "ngôi thánh đường này sẽ trở thành một trung tâm thực sự cho cộng đồng Công Giáo tại Orange County".

Quyết định này sẽ cũng kèm theo điều kiện là Hiệp hội Crystal Cathedral sẽ được mướn lại khu này, nhưng sau 3 năm phải tìm nhà thờ mới cho việc thờ phượng của mình. Giáo phận Orange cũng đồng ý nếu muốn có thể nhường lại nhà thờ Công Giáo gần đó. Và có nguồn tin cho biết đó là nhà thờ St. Calistus (chỉ cách nhà thờ Kiếng khoảng chừng gần 1 cây số, và người Việt Nam thường gọi là nhà thờ Tam Biên). Hiện nay nhà thờ Tam Biên có rất nhiều giáo dân Việt nam, và cha chính xứ là Linh Mục Nguyễn văn Tuyên.

Giả như sau này Giáo hội Tin Lành Crystal Cathedral đồng ý mua nhà thờ St Calistus của Công giáo thì chắc chắn lúc bấy giờ giáo dân nhà thờ St. Calistus sẽ được đi chuyển đến nhà thờ mới là nhà thờ kính Crystal Cathedral và cũng là Nhà thờ Chính tòa Công giáo trong tương lai. Người giáo dân gốc Việt Nam lại có chỗ sinh hoạt thật rộng rãi và lộng lẫy...

Trong vài hai tuần qua trước khi có cuộc xét xử xem Tòa án phá sản sẽ bán cho ai, Ban Giám đốc của Crystal Cathedral và đa số giáo dân Tin lành của nhà thờ này thực tế đã quyết định hỗ trợ bán nhà thờ cho Ðại học Chapman để khuyếch trương phân khoa sức khoẻ và có thể bắt đầu mở đại học y khoa.

Nhưng rồi hôm thứ Tư 16 tháng 11 năm 2011, trước ngày ra tòa xử, Hội đồng quản trị đã thay đổi ý kiến và bỏ phiếu muốn bán cho Giáo phận Orange để bảo vệ nhà thờ như là một tổ chức tôn giáo, với lý do là nội quy nhà thờ và ý muốn tôn trọng tinh thần của các nhà tài trợ khi dâng cúng tiền xây lên nhà thờ này là cốt ý thành nơi thờ phượng.

Bà Carol Milner, con gái của người sáng lập mục sư Robert H. Schuller, cho biết sau phiên điều trần như sau: "Tôi thực sự hài lòng khi biết rằng khu vực nhà thờ này có khả năng ít nhất là nhiều thập kỷ, nếu không muốn nói là cả thế kỷ, tiếp tục được lưu giữ như là một nơi thờ phượng thiêng liêng".

Có chừng vài chục giáo dân Tin lành của Nhà thờ Crystal theo dõi cuộc điều trần trong suốt 6 giờ đồng hồ, và khi nghe phán quyết nhà thờ phải bán đi, họ nói với chánh án Tòa phá sản là xin duy trì lại nhà thờ yêu qúy này lại cho họ. Có vài người đã không cầm được nước mắt vì đấy chính là nơi họ đã bỏ tâm huyết và cả cuộc đời thờ phượng ơ nơi đây.

Mục sư Schuller bắt đầu mục vụ Crystal Cathedral 50 năm trước đây, lúc đó ông giảng đạo và nhóm họp phụng tự tại một sân chiếu cinê ngoài trời, dùng cho người lái xe đến dự nghi lễ trong khu đất trống trong sân vào những năm 1950 dưới sự bảo trợ của Giáo Hội Cải cách ở Mỹ. Nhiều thập kỷ sau đó, Giáo hội này phát triển thành một đế chế phụng thờ qua truyền hình quốc tế và xây dựng tiếng tăm của mình khắp nơi nhờ vào tài hùng biện của mục sư Schuller với mục truyền hình phụng vụ nổi tiếng "Hour of Power" của mình.

Cuối tuần nhà thờ này luôn lôi kéo những tài tử và các nhân vật thời danh đến tham dự cầu kinh và nghe giảng thuyết và thánh ca. Trong các dịp đặc biệt như Lễ Giáng Sinh còn có diễn Ðại nhạc hội "Glory of Christmas" với hàng trăm các nghệ sĩ danh tiếng và hoạt cảnh huy hoàng. Cũng nên biết trước đây với "Hour of Power" (Giờ Quyền Lực) là nguồn sinh lợi đến 70% của Giáo hội doanh thu.

Vào thời điểm năm 2008, doanh thu của Nhà thờ giảm mạnh trong bối cảnh sự suy giảm tài trợ và việc bán vé cho các Show diễn không còn ăn khách nữa do suy thoái kinh tế, như các quan chức nhà thờ cho biết. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng nhà thờ không để thu hút các thành viên trẻ, trong khi đó số người có tuổi trước đây vẫn lui tới nhà thờ nay cũng chán nản vì từ khi Mục sư Robert Schuller trao lại nhà thờ cho con trai của mình đứng đầu, là bắt đầu cuộc xung đột cạnh tranh trong gia đình của mục sư Schuller với nhiều cay đắng và những tố cáo công khai việc tiền bạc tham nhũng và xa hoa.

Vì thiếu tài chánh, nên trong vài năm gần đây Nhà thờ Crystal Cathedral phải sa thải nhân viên và cắt giảm tiền lương, nhưng các khoản nợ đã vượt qua 43 triệu USD, khiến tổ chức Crystal Cathedral phải tuyên bố phá sản vào năm 2010. ____________

Crystal Cathedral là một nhà thờ ở Garden Grove, Orange County, California, tại Hoa Kỳ. Tòa nhà kính phản quang, được thiết kế bởi kiến trúc sư người Mỹ Philip Johnson, được hoàn thành vào năm 1981 với 2736 chỗ ngồi. Nhà thờ Crystal nổi tiếng với một trong những dụng cụ âm nhạc lớn nhất thế giới, Hazel Wright Memorial organ.

Kể từ khi xây dựng của tòa nhà đã được các trụ sở chính của thờ Nhà thờ Crystal Bộ, một giáo đoàn của Giáo Hội Cải cách ở Mỹ thành lập vào năm 1955 bởi Robert H. Schuller

Nhà thờ Crystal đã đệ đơn xin phá sản trong tháng 10 năm 2010 và trong tháng 2 năm 2012 bán tòa nhà và khuôn viên lân cận với Giáo Phận Công giáo Orange, California để sử dụng trong tương lai như nhà thờ mới của giáo phận.

Ngày 17 Tháng 11 2011, một thẩm phán liên bang chấp thuận bán Nhà thờ Crystal cho Giáo Phận Orange với số tiền 57 triệu usd. Theo các điều khoản của việc bán hàng, xây dựng và hầu hết các trường sẽ tiếp tục được sử dụng bởi Nhà thờ Crystal Bộ cho đến ba năm trước khi được cải tạo để sử dụng như một nhà thờ Công giáo La Mã. Tháng tám năm 2012, giáo phận thông báo rằng "Nhà thờ Chúa Kito" là tên mới dự định cho nhà thờ

Người ta đã phải sử dụng tới hơn 10.000 tấm kính hình chữ nhật để tạo nên nhà thờ có sức chứa 2.900 người này.

Vẻ đẹp rực rỡ từ những tấm kính trong suốt như thủy tinh

Các tấm kính hình chữ nhật không được ghép chặt với kết cấu toà nhà. Thay vì thế, chúng gắn với nhau bằng keo silicone. Phương pháp này và các cách thức khác nhằm giúp cho toà nhà chịu được động đất ở cường độ 8.0.

Cái tên "Crystal Cathedral" mô tả kích thước và diện mạo của toà nhà nhưng không có nghĩa nhà thờ này chỉ là nơi mà người ta có thể tìm thấy một chỗ ngồi của giám mục (các tín đồ công giáo Roman, người theo giáo phái Anh và người theo giáo phái Luti sử dụng thuật ngữ):  Nhà thờ Tin lành ở Mỹ được cai quản bởi những người có chức vụ trong giáo hội Trưởng lão. Nhà thờ cũng là một điểm mốc kiến trúc của miền nam bang California.

273 dãy ghế của nhà thờ, 5 chiếc đàn ống làm bằng tay là một trong những thứ lớn nhất thế giới. Công ty Fratelli Ruffatti chịu trách nhiệm xây dựng dựa trên bản thiết kế kỹ thuật của Virgil Fox và được Frederick Swann khai triển. Nhạc khí kết hợp chiếc đàn ống lớn Aeolian - Skinner được dựng lên từ năm 1962 cho Hội trường Avery Fisher của New York và chiếc Ruffatti cũng đã được lắp đặt tại điện thờ trước của nhà thờ. Swann từng là người chơi đàn ống tại Crystal Cathedral từ năm 1982 đến 1998.

Những ngày cuối năm 2019, có dịp thăm người thân tại Hoa Kì, tôi cứ ao ước được ghé nhà thờ Chánh toà giáo phận Orange nổi tiếng thế giới, nơi có đông đảo người Việt Nam mình định cư. Nhà thờ Chính tòa Chúa Kitô (Christ Cathedral), thường gọi là nhà thờ Kiếng, tọa lạc tại số 13280 Chapman Ave., Garden Grove, CA 92840, đã chính thức hoạt động, sau bảy năm chỉnh trang, chuyển đổi từ nhà thờ Tin Lành sang nhà thờ Công giáo. Tôi ghé tham quan nhà thờ hai lần. Lần đầu đi vào ngày thường, chỉ đủ thời gian nhìn ngắm công trình “Tháp Hy Vọng” đồ sộ, thăm thư viện, chiêm ngắm các tượng đài, chụp hình lưu niệm. Lần thứ hai, tôi được tham quan nội thất ngôi nhà thờ mới khánh thành, vào tháng 7/2019 còn thơm mùi sơn mới, nhờ vợ chồng anh chị Khải Trang, định cư nơi này đã được hơn ba năm hướng dẫn. Hôm ấy là Chúa nhật đầu tháng 11, sau ngày lễ các Đẳng, tham dự thánh lễ cử hành lúc 13 giờ 15. Chúng tôi đến nơi đã thấy đông đảo bà con mình tấp nập tiến vào nhà thờ, hai bãi xe phía đầu, phía hông đầy ắp xe. Bên phía trái nhà thờ ngày đó, có khu “chợ nhỏ”, với những sạp hàng của một dòng tu bên nhà (VN), bày bán đồ lưu niệm Phụng vụ, kinh sách, đĩa nhạc, đĩa Audio các bài giảng xin ủng hộ. Cũng có sạp bán các loại trái cây đặc sản của người giáo dân Việt trồng được mang đến bán gây quỹ từ thiện của một đoàn thể trong xứ. Ngôi nhà thờ trông thật nguy nga với màu trắng sáng sang trọng. Toàn bộ khu vực được bao quanh bởi những hàng dừa, cây cọ châu Mỹ xanh mát, trông thật hài hòa an bình giữa một một đô thị sầm uất. Giáo phận Orange có nhiều cộng đoàn Công giáo Việt Nam và là khu vực có đông người Việt nhất tại Hoa Kỳ. Tại nhà thờ Chánh tòa mang thánh hiệu Chúa Kitô, hàng tuần có thánh lễ tiếng Việt vào 17 giờ 30 các ngày trong tuần. Chiều thứ bảy có thánh lễ lúc 18 giờ 15 (Lễ Chúa nhật). Ngày Chúa nhật có các thánh lễ vào 6 giờ 15 và 15 giờ 30. Riêng thánh lễ lúc 13 giờ 15 hát bộ lễ bằng tiếng Latinh, ca trưởng là một người Mỹ, nhưng nghi thức phụng vụ cử hành hoàn toàn bằng tiếng Việt. Tại giáo xứ Chính tòa có hai linh mục phó xứ quản nhiệm cộng đoàn Việt Nam là cha Phạm Christopher Tuấn và cha Trương Quyền. Ngoài ra còn có một Phó tế vĩnh viễn là thầy sáu Nguyễn Khiết. Cộng đoàn Việt Nam cũng có cơ cấu tổ chức như một xứ đạo bên nhà, có ban đại diện cộng đoàn, hiện nay ông Phạm Văn Ry là chủ tịch, có các lớp giáo lý, các đoàn thể Công giáo tiến hành như Huynh đoàn Đa Minh, Hội Các bà mẹ Công giáo, Legio Mariae, Phạt tạ Thánh Tâm, Thiếu nhi Thánh Thể... và các ca đoàn. Hàng tháng cũng có sinh hoạt riêng của mỗi đoàn thể. Cộng đồng Công giáo Việt Nam giáo phận Orange còn được ưu ái dành cho một phần đất trong khuôn viên nhà thờ, tới đây sẽ tiến hành xây dựng “Linh đài Đức Mẹ La Vang”. Linh Đài này sẽ là nơi quy tụ của hàng triệu người khi họ đến kính viếng nhà thờ Chính tòa Chúa Kitô, một nơi có tầm vóc lịch sử, và sẽ là niềm hãnh diện về một di sản đức tin của người Công giáo Việt Nam. Linh đài được xây dựng trong khuôn viên nhà thờ Chính Tòa, nằm về hướng Đông Bắc và trong khu vực công trường Thánh Mẫu. Linh đài là tụ điểm của công trường Thánh Mẫu trang trọng, và trong tương lai cũng sẽ có những linh đài khác ghi dấu Đức Mẹ hiện ra tại các địa điểm khác trên thế giới. Vào ngày 20/2/2019, Đức Giám mục Vann, chánh tòa giáo phận Orange, đã chính thức chỉ định Đức Giám Mục phụ tá Thomas Nguyễn Thái Thành, làm đại diện phụ trách trông coi “Dự án linh đài Đức Mẹ La Vang”. Cộng đồng Công giáo Việt Nam giáo phận Orange có khoảng 100.000 tín hữu.  Trong nhiều năm trước, giáo phận đã lên kế hoạch xây dựng một nhà thờ mới để có thể tổ chức các sự kiện đặc biệt như các lễ truyền chức. Tuy nhiên, đề xuất này đưa ra một giá khá cao. Đến khi nhà thờ Phalê của Mục sư Schuller bị phá sản vào năm 2010, giáo phận thay đề xuất xây mới nhà thờ bằng việc mua khu vực (campus) rộng lớn này ở thành phố Garden Grove. Diện tích của nhà thờ là 78,000 sq ft, nằm trên khoảng đất rộng 34 mẫu, có trung tâm văn hóa, hai phòng triển lãm, hội trường Arboretum văn phòng giáo phận, trường học, nghĩa trang, và tòa nhà mang tên “Tower of Hope,” được xây năm 1968, cao 13 tầng. Tháp chuông nhà thờ cao khoảng 70 mét, nằm ngay bên cạnh. Giáo hội Công giáo Orange County mua lại tòa nhà này với chi phí $57.5 triệu và chi ra $77 triệu để sửa đổi thành nhà thờ Chúa Kitô. Mặc dù chỉ thay đổi cấu trúc bên trong tòa nhà, nhưng dự án đã tiêu hao 100,000 giờ lao động của 110 đội công nhân xây dựng, thi công liên tục từ 6/2017 đến tháng 9/2018. Bước vào bên trong tòa nhà, là một không gian rộng 46,000 foot vuông, lộng lẫy, uy nghi và tráng lệ. Trên trần nhà, 11,000 tấm panel hợp kim nhôm, có bốn cánh tự động đóng/mở từ 0 đến 45 độ, như cánh hoa vô cùng duyên dáng, che phủ khoảng 88,000 foot vuông kiếng và che đi hệ dàn thép khổng lồ. Dưới ánh sáng mặt trời, các tấm panel phản xạ, tạo ra những mảng màu sáng tối lấp lánh thật vi diệu. Theo các kỹ sư thiết kế, các tấm panel này không những tạo ra thẩm mỹ cho tòa nhà, mà còn giúp ngăn ngừa tia cực tím, che bớt ánh nắng mặt trời và giảm nhiệt bên trong. Mọi thứ còn thơm tho mùi của nội thất mới, nền gạch lát mới, các hàng ghế gỗ sồi mới, trần nhà mới. Điểm nổi bật nhất, linh thiêng nhất trong không gian chính tòa là khu vực bàn thờ hoàn toàn bằng đá cẩm thạch.  Toàn cảnh khu vực bàn thờ, ghế Giám mục, bục giảng, tất cả làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối nhập cảng từ Ý. Bên cạnh bàn thờ, là một hàng ghế dài, trong đó có một chiếc ghế lớn nhất ở chính giữa, được gọi là “Bishop’s Chair” (Ghế Giám mục) cũng làm bằng đá cẩm thạch. Bên dưới bàn thờ có một hộp gỗ tuyết tùng, đựng các thánh tích từ những vị thánh và những người đã sống và chết vì đức tin của họ, trong đó có một vị người Việt, thánh linh mục Andrê Dũng-Lạc (1795-1839), được phong thánh năm 1988. Một điểm nhấn nữa là cánh cửa lớn có tên là “Bishop’s Doors” (Cửa Giám mục) ở phía chính diện của tòa nhà. Cửa gồm hai cánh, kết cấu vững chãi, mỗi lần mở ra mất tới 45 giây, trên đó gắn một bức họa dài gần 20 foot, điêu khắc bằng đồng thau rất tinh tế, cầu kỳ. Bishop’s Doors là cánh cửa dành cho các vị Giám mục đi qua. Bức họa trên đó có nội dung nói về Adam và Eve trong kinh Cựu Ước. Cánh cửa chỉ mở khi có dịp lễ trọng đại. Bà Kim Porrazzo, phụ trách truyền thông của nhà thờ, giới thiệu: “Toàn bộ khu bàn thờ, bao gồm hàng ghế Giám mục, bục giảng Kinh Thánh đều được làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối từ Verona, Ý, do Giám mục Kevin Vann, Giám mục giáo phận Orange, đích thân sang Ý để tuyển lựa. Kể cả khu giếng rửa tội hình bát giác, nằm ngay cửa phía Đông của tòa nhà, cũng làm bằng đá cẩm thạch quý hiếm.” Toàn bộ nền nhà, cũng được lát một loại gạch làm bằng một loại đá cẩm thạch, cũng từ Ý. Trước kia, số ghế ngồi là gần 2,736 chỗ, nay rút gọn lại còn 2,100 chỗ ngồi. Toàn bộ ghế bằng gỗ sồi nâu, được sắp đặt theo hình bán nguyệt, tất cả hướng về phía trung tâm là bàn thờ. Phía sau bàn thờ trên lầu một là vị trí dành cho ca đoàn đủ cho hơn 250 người. Ba lầu trên là vị trí lắp đặt 16.000 ống kim loại của cây đàn organ khổng lồ. “Phía trên bàn thờ là tượng Chúa Giêsu bị đóng đinh trên Thánh giá nặng 1.000 pound, treo bằng sợi cáp ở độ cao 18 feet, được tôi luyện bằng thép đen từ thành phố Omaha, tiểu bang Nebraska, vận chuyển về Orange County,” bà Kim Porrazzo cho biết thêm. Hai bên tường trong sảnh chính, mỗi bên treo bảy bức điêu khắc bằng đồng thau mô tả 14 trạm Thập tự giá trên con đường khổ nạn của Chúa Giêsu, được nhà điêu khắc nổi tiếng ở Boliva (một nước Nam Mỹ cạnh Chile và Peru), tên Pablo Eduardo, tạo ra. Ngay lối vào bên trong sảnh chính, có một bức họa lớn tên “Our Lady of Guadalupe” cao 10 feet, rộng 7 feet, được tạo ra một cách tỉ mỉ từ 55,000 miếng ghép nhỏ xíu bằng thủy tinh hoặc bằng vàng. Đặc biệt, nhà thờ còn có một di sản đứng vào top 5 của thế giới, đó là cây đàn organ khổng lồ, tên Hazel Wright, được tạo ra từ 16,000 ống kim loại, được hình thành từ năm 1981. Giáo phận Orange đã tháo dỡ các ống kim loại này, vận chuyển sang Ý để tân trang, sửa chữa. Sau đó, cây đàn được mang trở lại Orange County để lắp dựng thành ba tầng tháp bên trong tòa nhà. Dự án tân trang cây đàn organ này tiêu tốn $2.9 triệu và mất cả năm trời để lắp dựng, dự kiến sẽ hoàn thành vào đầu năm 2020.  Giáo phận đã tìm cách diễn tả truyền thống của cộng đoàn đa sắc tộc tại nhà thờ mới. Các thánh tích được đặt trong bàn thờ của nhà thờ là của các vị tử đạo từ Việt Nam, Mexico và Hàn Quốc, cùng với của Bắc Mỹ, đại diện cho các thành phần dân số nhập cư của Quận Cam. Với những đặc điểm nổi bật và những con số đáng nể kể trên, nhà thờ Chính tòa Chúa Kitô của giáo phận Orange xứng đáng là một kiệt tác nghệ thuật, là niềm tự hào của các giáo dân Orange County, trong đó có cộng đồng Công giáo Việt Nam nói riêng và của nhân loại nói chung. FX ĐỖ CÔNG MINH (Nguồn: Báo Người Công giáo Việt Nam)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nhà thờ chính tòa Helsinki là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Helsinki thuộc Giáo hội Tin lành Luther Phần Lan (Giáo hội Luther), tọa lạc tại khu Kruununhaka ở trung tâm Helsinki, Phần Lan. Công trình được xây dựng từ năm 1830 tới 1852 dưới sự bảo trợ của Đại vương công Phần Lan, Sa hoàng Nikolai I của Nga. Cho tới khi Phần Lan giành độc lập vào năm 1917, nhà thờ còn được gọi là Nhà thờ Thánh Nicôla.

Giờ lễ Nhà Thờ Tân Mỹ K.18, Ấp Mỹ Hoà 2, Xuân Thới Đông, Huyện Hóc Môn Tp HCM

August 5, 2024 Tiêu Điểm, Video

April 11, 2024 Tiêu Điểm, Video

August 8, 2023 Tiêu Điểm, Video

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

Wenn dies deiner Meinung nach nicht gegen unsere Gemeinschaftsstandards verstößt,