Kỹ Năng Hoạt Náo

Kỹ Năng Hoạt Náo

Tối 30.6 tại TP.HCM, Ban tổ chức chương trình Siêu sao siêu Sales đã tổ chức buổi họp báo với sự có mặt của danh hài Trường Giang và nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, giới thiệu chương trình Siêu sao siêu Sales - sân chơi cho các nghệ sĩ giao lưu, giải trí và mang đến cho khán giả những giây phút thư giãn, đồng thời cung cấp nhiều thông tin bổ ích, chuẩn mực về việc giao thương trên thương mại điện tử dành cho cộng đồng.

Tối 30.6 tại TP.HCM, Ban tổ chức chương trình Siêu sao siêu Sales đã tổ chức buổi họp báo với sự có mặt của danh hài Trường Giang và nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, giới thiệu chương trình Siêu sao siêu Sales - sân chơi cho các nghệ sĩ giao lưu, giải trí và mang đến cho khán giả những giây phút thư giãn, đồng thời cung cấp nhiều thông tin bổ ích, chuẩn mực về việc giao thương trên thương mại điện tử dành cho cộng đồng.

Kết nối cầu thủ và người hâm mộ

Mok và các thành viên trong đội đã nhận được tin nhắn cảm ơn từ các vận động viên. "Họ nói rằng chúng tôi đã tiếp thêm năng lượng cho đội. Một số cầu thủ đôi khi sẽ nhờ sửa lại lời hát riêng của mình", cô bày tỏ.

Mỗi cầu thủ bóng chày trong KBO League của Hàn Quốc đều có một bài hát riêng do đội sáng tác. Khi họ bước lên vị trí trong lượt đánh của mình, lời ca sẽ bắt đầu được phát lên và hoạt náo viên cũng nhảy múa để cổ vũ tinh thần.

Các nữ hoạt náo viên là cầu nối giữa đội bóng và người hâm mộ.

Bae Soo-hyun (37 tuổi) là hoạt náo viên phục vụ lâu nhất của Hàn Quốc. Cô đã biểu diễn tại SSG Landers Field ở Incheon trong gần hai thập kỷ.

Cô nói quan niệm của mọi người về hoạt náo viên đã có nhiều thay đổi: "Từ việc chỉ coi cheerleader là những cô nàng mặc váy ngắn nhảy trên sân, giờ người ta hiểu chúng tôi là 'cầu nối' giữa cầu thủ và người hâm mộ".

Thông thường, có 4-6 hoạt náo viên SSG biểu diễn trên sân khấu phía trước một khu vực khán đài. Đồng phục của họ là chiếc áo crop-top màu trắng đính ren và những chiếc vòng cổ bằng bạc, cộng với giày độn để tăng chiều cao.

Đối với Bea và những đồng nghiệp của cô, cheerleading là một nghề toàn thời gian.

"Nếu không có chúng tôi, sẽ không có sự cổ vũ phối hợp cho các cầu thủ", Bea mô tả cách cô và đội của mình dẫn dắt người hâm mộ thông qua các bài nhảy và điệu hát cho từng cầu thủ nhất định.

Kim Doa chuẩn bị trang điểm trong phòng thay đồ của mình trước trận đấu tại Sân vận động SSG Landers ở Incheon.

"Sự cổ vũ của chúng tôi giúp cầu thủ thêm tập trung. Chúng tôi kết nối các cầu thủ trong toàn đội".

Bea nói rằng khán giả Hàn Quốc đã quen với sự hiện diện của các cheerleader trên sân bóng chày, không thể tưởng tượng được một trận đấu không có đội cổ vũ.

"Chúng tôi là những bông hoa của trò chơi. Sẽ rất tẻ nhạt nếu không có chúng tôi ở đó".

Hàn Quốc có một nền văn hóa fandom mạnh mẽ.

"Người hâm mộ bóng chày Hàn Quốc có ý thức trung thành mạnh mẽ đối với đội của họ, coi những người cổ vũ chúng tôi thực tế như những thành viên trong gia đình".

Giải bóng chày chuyên nghiệp của Hàn Quốc là di sản của cựu tổng thống Chun Doo-hwan. Trong nỗ lực đánh lạc hướng người dân khỏi vấn đề chính trị, ông đã nới lỏng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với văn hóa đại chúng với "chính sách 3s" nhằm quảng bá thể thao, tình dục và phim ảnh.

Ông bãi bỏ lệnh giới nghiêm, đổ tiền vào ngành điện ảnh, đặc biệt là quảng cáo phim khiêu dâm, đồng thời thành lập các giải bóng chày và bóng đá chuyên nghiệp.

Người hâm mộ Hàn Quốc có cái nhìn tích cực hơn với các cheerleader.

Song Gi-seong, một nhà báo thể thao của đài truyền hình MBC, cho biết: "Chun đã cố gắng chuyển hướng sự chú ý của giới phê bình sang chế độ độc tài của mình bằng cách phát động một giải đấu bóng chày. Mặc dù có một động cơ chính trị thầm kín đằng sau, nó đã trở thành giải đấu thể thao phổ biến nhất của Hàn Quốc trong 40 năm qua".

Ban đầu, chế độ quân sự sử dụng "yếu tố cưỡng chế" để buộc các công ty tài trợ cho các đội và hỗ trợ giải đấu mới. "Nhưng nhìn lại thì nó đã đặt nền móng cho bóng chày trở thành một ngành thể thao quy mô lớn", Song nói.

Các đội bóng chày chuyên nghiệp đã thành lập đội cổ vũ riêng vào những năm 1980 và bắt đầu sử dụng chúng như một "chiến lược tiếp thị tích cực cho khán giả", theo Hiệp hội Cổ vũ Hàn Quốc.

Chiến lược này đã phát huy tác dụng và giờ đây đối với nhiều người hâm mộ, những màn cổ vũ của hoạt náo viên cũng quan trọng như cầu thủ chơi trên sân.

Park Han-eol (23 tuổi), một khán giả tại sân vận động SSG, nói rằng các hoạt náo viên mang lại năng lượng tích cực cho sân bóng: "Trận đấu sẽ trở nên trống rỗng nếu không có họ".