Khi Nào Bạn Sinh Em Bé Tiếng Anh

Khi Nào Bạn Sinh Em Bé Tiếng Anh

Bài tập phát âm chữ ''th'' và ''ch''

Bài tập phát âm chữ ''th'' và ''ch''

Học tiếng Anh qua truyện hoặc phim

Một cách học tiếng Anh mà bé nào cũng thích chính là nghe truyện hoặc xem phim tiếng Anh. Cha mẹ nên chọn những câu chuyện hoặc bộ phim có nội dung phù hợp với lứa tuổi của từng bé. Bằng cách nghe truyện hoặc xem phim, trẻ vừa có thể mở rộng vốn từ, vừa có thể học những câu giao tiếp cơ bản.

Phim, truyện tiếng Anh dành cho thiếu nhi cũng thường lồng ghép những bài học cuộc sống hoặc những kỹ năng sống ý nghĩa cho bé. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ hiệu quả khi trẻ đã có một vốn từ nhất định và nắm được những mẫu câu giao tiếp đơn giản.

Cách dạy bé học tiếng Anh tại nhà hiệu quả

Ngoài việc cho trẻ học tiếng Anh tại trung tâm, cha mẹ có thể dạy bé học tiếng Anh tại nhà với những kinh nghiệm dưới đây:

Dạy bé học tiếng Anh bằng flashcard

Cha mẹ hoàn toàn có thể sử dụng các bộ flashcard để dạy bé học tiếng Anh tại nhà. Những thẻ flashcard được in hình ảnh sắc nét, sống động nên luôn thu hút sự chú ý của các bạn nhỏ. Ngoài hình ảnh, những thẻ học này còn thường in cả từ vựng tiếng Anh nên sẽ có tác dụng giúp trẻ ghi nhớ luôn cách viết từ vựng.

Cha mẹ có thể mua flashcard theo chủ đề và dạy tiếng Anh cho trẻ theo từng chủ đề một sẽ giúp trẻ dễ nhớ hơn. Học theo phương pháp “cuốn chiếu” từng chủ đề cũng sẽ hạn chế được việc nhầm lẫn các từ khi trẻ học tiếng Anh.

Ngay từ khi bắt đầu dạy tiếng Anh cho con, cha mẹ đã nên hình thành cho trẻ thói quen học tập bằng cách học đều đặn hàng ngày và nếu có thể hãy học cố định vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày. Mỗi ngày không cần học quá nhiều nhưng nên duy trì để tạo thành thói quen cho trẻ.

Nếu có thể, cha mẹ nên đồng hành cùng con trong mỗi giờ học, dù học tiếng Anh trên ứng dụng, học tiếng Anh qua các trò chơi hay học với thẻ flashcard. Khi có bạn đồng hành, trẻ sẽ cảm thấy hào hứng hơn và việc học cùng con cũng giúp cha mẹ kết nối mạnh mẽ với trẻ, giúp tình cảm gia đình thêm gắn kết.

Các bạn nhỏ dưới 6 tuổi thường có khả năng tập trung chưa cao nên cha mẹ tránh ép con học quá nhiều. Khi trẻ bị ép học quá nhiều sẽ hình thành tâm lý sợ học tiếng Anh. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cả quá trình học tiếng Anh sau này của trẻ. Thay vào đó, cha mẹ có thể linh hoạt thay đổi và kết hợp nhiều phương pháp dạy khác nhau. Ví dụ sau khi học tiếng Anh với thẻ flashcard, cha mẹ có thể rủ bé cùng chơi trò tìm đồ vật theo từ vựng hoặc nhìn đồ vật đoán từ. Khi bé có dấu hiệu chán nản, bạn có thể dụ bé bằng 5 phút học tiếng Anh trên ứng dụng hoặc xem phim hoạt hình tiếng Anh…

Những lời động viên, những món quà nhỏ sẽ khiến bé hào hứng và có động lực học tiếng Anh hơn. Vì vậy, sau mỗi giờ học dù học theo bất kỳ hình thức nào, cha mẹ cũng đừng tiếc lời động viên con. Những phần thưởng nhỏ sau mỗi tuần không chỉ là động lực thôi thúc trẻ chăm chỉ luyện tập mà còn là cách để cha mẹ giúp trẻ biết đặt mục tiêu trong cuộc sống.

Dạy bé học tiếng Anh không quá khó như nhiều bậc cha mẹ vẫn nghĩ. Nếu cha mẹ tự tin vào khả năng phát âm tiếng Anh chuẩn, hãy tự mình dạy con học. Còn ngược lại, bạn hoàn toàn có thể học tiếng Anh cùng con. Những bài hát tiếng Anh, những chương trình tiếng Anh chuyên dành cho thiếu nhi, những kênh youtube vừa luyện tiếng anh, vừa rèn tư duy… sẽ là trợ thủ đắc lực cho cha mẹ khi cùng con học tiếng Anh. Điều quan trọng nhất, mỗi bậc cha mẹ cần thấu hiểu tính cách và sở thích của con mình để lựa chọn được những cách học mà bé yêu thích nhất.

Độ tuổi “vàng” để dạy bé học tiếng Anh

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng một người trưởng thành học tiếng Anh “chậm vào” hơn trẻ em. Độ tuổi “vàng” để bắt đầu việc học tiếng Anh hay phát triển ngôn ngữ thứ 2 chính là từ 3 - 10 tuổi. Đây chính là thời điểm não bộ và khả năng tư duy của trẻ phát triển nhanh chóng nhất. Trẻ có khả năng tiếp thu nhanh, bắt chước nhanh, tò mò, hào hứng với những điều mới lạ.

3 tuổi cũng là lúc bé đã có thể nói được một câu tiếng Việt dài nên việc học tiếng Anh lúc này sẽ không ảnh hưởng đến việc phát triển ngôn ngữ mẹ đẻ. Thậm chí, có những gia đình còn cho con tiếp xúc với môi trường song ngữ ngay khi mới chào đời để trẻ phát triển cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt.

Việc học tiếng Anh từ sớm mang đến nhiều lợi ích như:

Dạy bé học tiếng Anh qua sinh hoạt hàng ngày

Học tiếng Anh không nhất thiết là phải ngồi vào bàn học với sách và vở. Cha mẹ có thể dạy con học tiếng Anh qua những hoạt động sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, nấu ăn, dọn dẹp đồ đạc, sắp xếp đồ chơi… Ví dụ, khi cùng con gấp quần áo cha mẹ có thể dạy trẻ từ vựng về chủ đề trang phục.

Mẹ có thể “nhờ vả” bé cùng nấu nướng và dạy bé những từ vựng về đồ ăn. Khi tham gia giao thông, cha mẹ có thể dạy trẻ về các loại xe… Học theo cách trực quan sinh động như vậy chắc chắn sẽ khiến bé hào hứng hơn và nhớ lâu hơn.