Truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam là hạt nhân cốt lõi cấu thành truyền thống anh hùng của Quân đội, là sự kết tinh, hội tụ lòng gan dạ, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, ý chí kiên cường, bất khuất, sẵn sàng chấp nhận hy sinh vượt qua khó khăn, gian khổ, hiểm nguy để xây dựng, huấn luyện, sẵng sàng chiến đấu, chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù trong điều kiện hoàn cảnh mới.
Truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam là hạt nhân cốt lõi cấu thành truyền thống anh hùng của Quân đội, là sự kết tinh, hội tụ lòng gan dạ, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, ý chí kiên cường, bất khuất, sẵn sàng chấp nhận hy sinh vượt qua khó khăn, gian khổ, hiểm nguy để xây dựng, huấn luyện, sẵng sàng chiến đấu, chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù trong điều kiện hoàn cảnh mới.
Theo đó, nguồn gốc của lá cờ bắt đầu vào cuối năm 1953, khi chuẩn bị cho chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, cũng nhân dịp kỷ niệm 9 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng cục Chính trị (TCCT) Quân đội nhân dân Việt Nam đề xuất với Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc thêu cờ, dùng làm giải thưởng luân lưu... góp phần động viên các đơn vị trong toàn quân thi đua đánh giặc lập công. Lúc đó, đồng chí Vũ Anh Tài (cán bộ Ban Thi đua thuộc Cục Tuyên huấn, TCCT) được giao nhiệm vụ phác thảo mẫu cờ. Mẫu cờ được chọn là cờ đỏ sao vàng có dòng chữ “Quyết chiến quyết thắng-giải thưởng luân lưu của Hồ Chủ tịch”. Đồng chí Lê Quang Đạo, Cục trưởng Cục Tuyên huấn lúc bấy giờ, đem mẫu cờ xin ý kiến Bác Hồ và được Bác đồng ý phê duyệt. Ngày 22-12-1953, lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” chính thức được sử dụng, trở thành giải thưởng luân lưu của Bác.
Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, từ trận đánh mở màn cho đến khi kết thúc chiến dịch, Đại đoàn 312 đã tham gia 20 trận đánh lớn, tiêu diệt 17 đại đội địch, bắt sống hơn 4.000 tù binh, góp phần cùng với các đơn vị bạn tiêu diệt hoàn toàn Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giáng đòn quyết định đánh bại ý chí xâm lược của thực dân Pháp. Với chiến công xuất sắc đó, ngày 13-5-1954, trong lễ duyệt binh mừng chiến thắng được tổ chức trọng thể ngay trên cánh đồng Mường Thanh, Đại đoàn 312 vinh dự là đơn vị thứ hai nhận vĩnh viễn cờ thưởng luân lưu "Quyết chiến quyết thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc son lịch sử xem các tin, bài liên quan.
Mới đây, đến tham quan nhà truyền thống Sư đoàn 312, Quân đoàn 12, các chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2024 chăm chú ngắm nhìn hai Huy hiệu Chiến sĩ Điện Biên Phủ của hai Anh hùng LLVT nhân dân: Tạ Quốc Luật và Hoàng Đăng Vinh, nguyên là cán bộ, chiến sĩ của Đại đoàn 312 (nay là Sư đoàn 312), những người từng trực tiếp tham gia chiến đấu và bắt sống tướng De Castries cùng bộ tham mưu Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Ngày 22-4, đoàn công tác Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra toàn diện các mặt công tác Sư đoàn 312, Quân đoàn 12.
Trong không gian sống hiện đại, đèn chùm chiếu sáng và trang trí là vật dụng rất quan trọng. Sản phẩm vừa đảm bảo độ...
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Wenn dies deiner Meinung nach nicht gegen unsere Gemeinschaftsstandards verstößt,
Thăm Nhà truyền thống Sư đoàn 312, Quân đoàn 12, các chiến sĩ được tham quan lá cờ “Quyết chiến quyết thắng" là giải thưởng luân lưu của Hồ Chủ tịch tặng Đại đoàn 312 (nay là Sư đoàn 312) vì những thành tích xuất sắc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.