Giá Vé Vào Hoàng Thành Huế

Giá Vé Vào Hoàng Thành Huế

Hà Nội, trái tim của cả nước, thủ đô ngàn năm văn hiến, trải qua biết bao thăng trầm thời gian, đã để lại cho thế hệ sau biết bao di tích giá trị sâu sắc về văn hóa, lịch sử - Hoàng thành Thăng Long chính là biểu tượng, như một chứng nhân, khắc họa và lưu giữ những dấu ấn qua các triều đại, những dấu mốc quan trọng của lịch sử đất nước.

Hà Nội, trái tim của cả nước, thủ đô ngàn năm văn hiến, trải qua biết bao thăng trầm thời gian, đã để lại cho thế hệ sau biết bao di tích giá trị sâu sắc về văn hóa, lịch sử - Hoàng thành Thăng Long chính là biểu tượng, như một chứng nhân, khắc họa và lưu giữ những dấu ấn qua các triều đại, những dấu mốc quan trọng của lịch sử đất nước.

Giới thiệu về Hoàng Thành Thăng Long ở đâu ?

Quần thể di tích Hoàng Thành Thăng Long có cổng chính đi vào nằm tại số 19C đường Hoàng Diệu, quận Ba Đình - Hà Nội. Là điểm đến có ý nghĩa quan trọng về lịch sử, văn hóa nước nhà, thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan hàng năm. Theo như những ghi chép lịch sử, trước đây tòa thành này có tên là Đại La, đến năm 1010 sau khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư đến nơi đây đã cho tu tạo và xây dựng thêm cho nơi đây, đồng thời chính thức đổi tên là thành Thăng Long.

Trải qua hơn  ngàn năm lịch sử với bao biến động, thành Thăng Long nay vẫn còn lưu giữ lại được nhiều hiện vật có giá trị, vào năm 2010 khu trung tâm hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, đây là một niềm tự hào rất lớn đối với TP.Hà Nội nói riêng và đất nước nói chung.

Chỉ dẫn phương tiện di chuyển, đường đi đến Hoàng Thành Thăng Long

Nằm trong địa bàn trung tâm của Hà Nội, cụ thể tại 19C đường Hoàng Diệu - Ba Đình, nên xuất phát từ nội đô đến Hoàng Thành Thăng Long khá dễ dàng, bạn có thể lựa chọn xe máy hoặc ô tô cá nhân để di chuyển tới quần thể di tích này, lưu ý những hướng đường một chiều để không vi phạm luật giao thông nhé.

Hoặc một phương tiện khác cũng rất hữu ích, đó là xe bus, tùy từng điểm xuất phát để bạn đi một trong những chuyến bus số: 22A, 45 hoặc 50, xuống điểm “đối diện tượng tượng đài Bắc Sơn” rồi đi bộ khoảng 100m là đến nhé.

Bỏ túi kinh nghiệm tham quan Hoàng Thành Thăng Long có lưu ý gì quan trọng ?

Khu vực trung tâm Hoàng Thành Thăng Long là di sản được UNESCO công nhận, điểm đến sở hữu những bảo vật vô giá mang đậm nét dấu ấn của thời gian, vì vậy đến đây bạn cần có một số lưu ý nhé:

+ Trong khuôn viên của Hoàng Thành Thăng Long, không được tự ý sử dụng Flycam (nếu muốn thực hiện video cần có sự đồng ý của ban quản lý).

+ Trang phục cần chỉnh tề ngăn nắp, không vứt rác bừa bãi gây ảnh hưởng đến mỹ quan chung của khu di tích.

+ Khuôn viên tham quan chủ yêu là ngoài trời, du khách nên mang theo mũ, ô dù để phòng thời tiết nắng mưa thất thường bạn nhé.

+ Với các đoàn tổ chức du lịch cho học sinh đi ngoại khóa có số lượng đông thành viên, cần liên hệ trước ban quản lý để được sắp xếp lịch đón tiếp.

+ Khuôn viên tham quan sẽ đi theo luồng được hướng dẫn, vậy nên bạn cần xem trước sơ đồ chỉ dẫn ngay tại khu vực quầy vé để nắm rõ lộ trình.

+ Không được tự ý động, chạm vào hiện vật được trưng bày, di tích cổ trong khuôn viên đã có thông báo, rào chắn, dây chắn bảo vệ.

Trên đây là những kinh nghiệm và thông tin được cập nhật mới nhất của Dulich.Pro.Vn, hy vọng qua bài viết trên bạn đã có cho mình những thông tin hữu ích khi đi tham quan Hoàng Thành Thăng Long. Chúc bạn có những hành trình tìm hiểu, khám phá vui vẻ và bổ ích!

Đang chuyển đến trang thanh toán

Việc này không quá 15 giây, bạn đợi chút nhé!

Đang chuyển đến trang thanh toán

Việc này không quá 15 giây, bạn đợi chút nhé!

Từ ngày 01/01/2024, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội sẽ áp dụng giá vé tham quan khu di tích Hoàng thành Thăng Long: 70.000 đồng/lượt/khách. (Giá vé tham quan sẽ thay đổi từ ngày 01/01/2025: 100.000 đồng/lượt/khách)

ĐỐI TƯỢNG NỘP PHÍ: Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thăm quan khu di tích Hoàng thành Thăng Long phải nộp phí thăm quan.

THỜI GIAN KHÔNG THU PHÍ: Không thu phí ngày di sản văn hóa 23/11.

Giá vé Hoàng Thành Thăng Long, giờ mở cửa Cập Nhật

Để bạn thuận tiện theo dõi cũng như chủ động trong hành trình tham quan, Dulich.Pro.Vn cập nhật giá vé và thời gian mở cửa mới nhất tại Hoàng Thành Thăng Long như sau:

+ Giá vé tham quan người lớn: 30.000 VNĐ/vé, học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên, người cao tuổi (trên 60 tuổi) là công dân Việt Nam: 15.000 VNĐ/vé, Trẻ em dưới 15 tuổi: Miễn Phí (Đoàn là học sinh số lượng đông sẽ mất 5.000 đ/học sinh phí).

+ Giờ hoạt động: Mở cửa tất cả các ngày trong tuần (trừ thứ 2), Giờ đón khách: từ 08h00 đến 17h00.

Review tham quan, du lịch Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội có gì ?

Quần thể di tích Hoàng Thành Thăng Long với bề dày lịch sử đã được thế giới công nhận, nơi đây ghi dấu ấn của nhiều thời kỳ lịch sử nước ta. Đến đây, đi dọc trên con đường “thời gian” ấy bạn được chiêm ngưỡng, tìm hiểu về những điểm di tích có ý nghĩa vô cùng quan trọng với nhân dân, Tổ quốc ta:

+ Đoan Môn: dịch cụ thể theo tiếng Hán, Đoan nghĩa là đoan trang, Môn nghĩa là cửa, có thể tạm dịch là “ cửa đoan chính”, ý muốn nói trước khi vào đây trang phục cần chỉnh tề và nghiêm chỉnh trước khi đi qua cánh cổng này.

+ Di tích nền điện Kính Thiên: Điện Kính Thiên khi xưa được các nhà vua thời Lý, Trần, Lê làm lễ hàng năm cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân dân được ấm no hạnh phúc. Theo tương truyền, điện Kính Thiên xưa được xây dựng trên đỉnh núi Nùng, ngọn sơn danh khí của đất Thăng Long, hội tụ những tinh túy của đất trời tạo nên sự thịnh vượng cho kinh thành nước ta khi xưa.

+ Khu di tích 18 Hoàng Diệu: nơi đây lưu giữ nền móng của các công trình, vật liệu gốm, sứ có từ thế kỷ thứ 8, thứ 9 đến thế kỷ 19.

+ Nhà lưu trữ bảo vật: khu lưu trữ bày biện hiện vật như: bát, gốm sứ, đố trang sức, vũ khí có niên đại lâu đời, được sắp xếp theo thời gian từng vương triều thời phong kiến: Lý - Trần - Lê  - Trịnh - Nguyễn.

+ Hầm D67 và nhà D67: được xây dựng năm 1967, nơi đây là phòng họp của Bộ chính trị và quân ủy Trung ương. Hầm và nhà D67 được xây dựng kiên cố để chống chịu được bom đạn của không quân Mỹ khi đó đang ra sức ném bom miền Bắc, hầm có chiều sâu 9m có hệ thống cửa thép chắc chắn giúp bảo vệ an toàn các cán bộ đầu não của nước ta thời kỳ đó.

+ Hậu Lâu: hay còn được gọi là lầu công chúa, xây dựng dưới thời nhà Lê là nơi sinh hoạt của các công chúa hay cung phi, đến thời nhà Nguyễn đây trở thành nơi ở của cung tần đi theo vua trong mỗi chuyến Bắc tuần.

+ Cửa Bắc: nơi lưu dấu một thời đau thương của nước ta, khi tại đây đã lưu hằn vết tích của đạn pháo từ quân đội Pháp.

+ Cột cờ Hà Nội (Kỳ Đài): vào thời vua Gia Long, cột cờ Hà Nội được xây dựng từ năm 1805 đến 1812 là hoàn thành, tổng chiều cao cột cờ và 3 tầng đế lên đến 25m cùng lá cờ tung bay trước gió trên đỉnh cột khiến bất kỳ con dân nào của đất Việt cũng rất đỗi tự hào. Một điều thú vị khi bước vào trong Kỳ Đài rất mát mẻ dù thời tiết ở ngoài có oi bức, nóng nực như thế nào đi nữa.