Với các giải pháp hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, tăng cường năng lực các hệ thống hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ cho thương mại điện tử để các doanh nghiệp có khả năng chống chọi với các rủi ro, thiên tai không mong muốn, đang là nhóm giải pháp được ưu tiên triển khai kể từ năm 2021, theo Quyết định số 645/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15 tháng 5 năm 2020, trong Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia trong giai đoạn 2021 – 2025. Sự phát triển của dịch vụ hậu cần thương mại điện tử, hay E-commerce logistics, đang dành được nhiều sự chú tâm và là cơ hội tốt cho hình thành, mở rộng đầu tư cho lĩnh vực này.
Với các giải pháp hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, tăng cường năng lực các hệ thống hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ cho thương mại điện tử để các doanh nghiệp có khả năng chống chọi với các rủi ro, thiên tai không mong muốn, đang là nhóm giải pháp được ưu tiên triển khai kể từ năm 2021, theo Quyết định số 645/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15 tháng 5 năm 2020, trong Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia trong giai đoạn 2021 – 2025. Sự phát triển của dịch vụ hậu cần thương mại điện tử, hay E-commerce logistics, đang dành được nhiều sự chú tâm và là cơ hội tốt cho hình thành, mở rộng đầu tư cho lĩnh vực này.
Với sự bùng nổ trong những năm gần đây, thương mại điện tử (E-commerce) đang là loại hình kinh doanh tiềm năng được nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư, bán lẻ định hướng phát triển. Theo báo cáo hàng năm của Facebook và Bain & Company về thương mại điện tử, thị trường E-commerce tại khu vực Đông Nam Á đã tăng 85% chỉ trong năm 2020, tương đương với hơn 70 triệu người tiêu dùng mua sắm trực tuyến kể từ cuối năm 2019 – đầu năm 2020.
Đặc biệt, Việt Nam đã và đang trở thành một trong những thị trường E-commerce tiềm năng nhất khu vực ASEAN, đứng thứ ba trong vài năm trở lại đây. Việt Nam đang trên đà phục hồi và tăng trưởng tích cực kể từ quý IV/2020, GDP quý I/2021 ước tính tăng 4,48% so với quý I/2020.
Đồng hành với những thách thức, khó khăn trong bối cảnh giai đoạn 2020-2021, Việt Nam đã chứng kiến nhiều chuyển biến tích cực từ thói quen mua sắm, cũng như kinh doanh trực tuyến của cộng đồng người tiêu dùng và doanh nghiệp trong cả nước. Tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử bán lẻ năm 2020 ổn định, với doanh thu bán lẻ đạt 11,8 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ.
Thế mạnh dân số trẻ cũng như lượng người sử dụng điện thoại thông minh chiếm tỷ trọng cao, lượng người giao dịch trên các sàn thương mại điện tử nhiều chính là yếu tố chính giúp Việt Nam có được những con số này.
Với mức tăng trưởng cao, thương mại điện tử góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy dòng chảy hàng hóa và dịch vụ, hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nắm bắt cơ hội sản xuất và kinh doanh thuận lợi trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và sự lan tỏa của cuộc thời kỳ Công nghệ 4.0.
Trong tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử thời gian qua có đóng góp rất lớn từ sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ E-logistics. Các sàn E-commerce hàng đầu tại Việt Nam đang từng ngày nghiên cứu và cải thiện phương thức và tốc độ giao hàng để gia tăng trải nghiệm của khách hàng.
Trong các rào cản kinh tế và giáo dục, những trở ngại chính đối với E-logistics là thiếu nguồn lực kinh tế, việc sử dụng internet và tiêu chuẩn giáo dục.
Thiếu cơ sở hạ tầng đồng nghĩa với việc các nước đang phát triển có cơ sở hạ tầng viễn thông kém và việc tiếp cận với máy móc, kỹ thuật vẫn còn hạn chế, tạo ra rào cản trong E-logistics.
Chi phí truy cập internet cũng là rào cản đối với E-logistics.
Cũng giống như logistics và ngành vận tải nói chung, chuỗi cung ứng thương mại điện tử phải được làm chủ và tối ưu hóa từ đầu đến cuối. Sự ‘trơn tru’ trong dây chuyền hàng hóa của hệ thống logistics đòi hỏi tính chuyên môn và dự đoán chính xác các yếu tố tác động trong và ngoài.
Thương nhân điện tử mong muốn cung cấp cho khách hàng của mình một mức giá giao hàng hợp lý để khuyến khích cầu phát triển. Giá giao hàng là một hạn chế và đôi khi cao quá có thể dẫn đến việc khách chỉ bỏ rổ nhưng ngại thanh toán. Do đó, giải pháp để có thể đưa ra một số ưu đãi với giá cả phù hợp với nhu cầu là một yếu tố khẩn thiết để cạnh tranh.
Để thúc đẩy sự phát triển E-logistics ở Việt Nam, về phía Nhà nước, hiệp hội và các doanh nghiệp, cần phải có sự phối hợp, chính sách và chiến lược đồng bộ các giải pháp.
– Nhà nước cần tiếp tục xúc tiến nhanh việc cải cách các thủ tục hành chính đơn giản và minh bạch những thủ tục, hoàn thiện chính sách và pháp luật liên quan đến hoạt động logistics và E-logistics. Nhất là công việc khai thông tin và số hóa các thủ tục hành chính, Nhà nước cần tạo môi trường E-logistics thuận lợi, cắt giảm được nhiều chi phí ẩn cho doanh nghiệp.
– Nhà nước cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tiếp tục tạo hành lang pháp lý hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp E-logistics ứng dụng công nghệ thông tin để giảm giá dịch vụ và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành.
– Cần có chính sách đầu tư, ưu đãi về thuế, lãi vay để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia kinh doanh lĩnh vực E-logistics một cách triệt để, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường.
– Nhà nước cùng phối hợp với Hiệp hội logistics để xây dựng các trung tâm logistics và E-logistics để kết nối hiệu quả với các hệ thống cơ sở hạ tầng trong nước và khu vực, tạo thành những con đường vận tải hàng hóa thuận lợi, hiệu quả cao.
– Lĩnh vực E-logistics ở Việt Nam còn khá mới, đòi hỏi nhiều kỹ năng, nên nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu rất hạn chế. Vì lẽ đó, Nhà nước cần định hướng các trường đại học, cao đẳng, phối hợp với các Hiệp hội, các doanh nghiệp xây dựng chương trình đào tạo theo hướng chuyên sâu, chất lượng cao để có thể vận hành tốt hệ thống E-logistics.
Tiếp tục phát huy vai trò trong việc xây dựng chính sách, chiến lược vĩ mô một cách phù hợp và hiệu quả. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong các khó khăn, vướng mắc cũng như tích cực quảng bá, giới thiệu thông qua các hội chợ, triển lãm, thúc đẩy hợp tác liên kết giữa các ngành nghề, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, các Hiệp hội cũng nên thường xuyên tổ chức những hội thảo, tọa đàm để có thể trao đổi kinh nghiệm, cũng như chương trình đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics cho các doanh nghiệp.
Mặc dù tỷ lệ dịch vụ logistics nội bộ ngày càng được các công ty chú trọng, song các dịch vụ logistics bên thứ ba (3PL) được kỳ vọng sẽ chiếm hơn 2/3 tỷ trọng trong thị trường E-Logistics khu vực trong thời gian sắp tới. Bên cạnh những doanh nghiệp Việt Nam thân thuộc như VNPost, Viettel Post, AhaMove…, các thương nhân điện tử quốc tế cũng đã “đặt gạch” tại đây như Grab, Gojek hay LalaMove.
Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành E-logistics, để ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại, bắt kịp trình độ quốc tế, theo xu hướng hình thành ngành E-Logistics trong bối cảnh thời kỳ công nghệ 4.0.
Tuy rằng hoạt động kinh doanh trong ngành E-logistics bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, tuy nhiên trong những năm qua, doanh nghiệp E-logistics ở Việt Nam đã có nhiều bước tiến đáng kể, đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế quốc gia. Cụ thể là:
– Đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy mở rộng liên kết giữa các ngành hàng, các vùng kinh tế nhờ có sự kết hợp giữa logistics và e-Commerce, Dịch vụ logistics đem lại giá trị gia tăng ngày càng nhiều, đóng góp từ 4 đến 5% GDP hàng năm và tạo gần 20.000 việc làm.
– Các doanh nghiệp E-logistics hỗ trợ tốt công tác lưu kho, giao hàng, thuận tiện trong việc làm cầu nối giữa các doanh nghiệp liên khu công nghiệp, lĩnh vực, các vùng kinh tế, hỗ trợ cùng nhau phát triển.
– Lĩnh vực hoạt động, kênh phân phối và các loại hình vận tải của E-logistics tương đối đa dạng, là tiền đề mở rộng phạm vi kinh doanh ra các thị trường quốc tế.
– Năng lực logistics của các doanh nghiệp nhìn chung đều được đánh giá tương đối tốt trong khoản thời gian phản hồi và xử lý nhanh, đảm bảo được độ tin cậy cho khách hàng.
Bên cạnh những kết quả vượt bậc, doanh nghiệp E-logistics ở Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như:
– Quy mô doanh nghiệp còn nhỏ, ít vốn, khiến việc đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin ở các doanh nghiệp bị hạn chế.
– Hoạt động ở các khâu chủ yếu vẫn là thủ công, vẫn chưa thể áp dụng công nghệ tự động hóa, dẫn đến sai sót, chi phí cao, chiếm khoảng 30-40% giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, trong khi ở các nước khu vực như Thái Lan, Malaysia và Singapore chỉ chiếm trong khoảng ⅓ con số đó.
– Logistics chuỗi lạnh, thuê kho lạnh là đang là yếu tố cần được quan tâm hàng đầu với lĩnh vực nông sản của Việt Nam, tuy nhiên chưa có nhiều doanh nghiệp đầu tư cho hệ thống này.
– Nguồn nhân lực logistics vẫn còn thiếu thốn về số lượng, yếu hơn các nước khu vực về trình độ chuyên môn sâu, thiếu kinh nghiệm, hạn chế về ngoại ngữ và tính chuyên nghiệp, kỷ luật.
– Các doanh nghiệp E-logistics vẫn chưa thể ứng dụng công nghệ, tự động hóa các khâu, vẫn còn thực hiện thủ công nhiều giai đoạn, làm ảnh hưởng đến thời gian giao hàng, kiểm đếm sai sót, tiếp nhận ý kiến khách hàng chậm,…
Đọc thêm: Kinh nghiệm mở công ty logistics tại Việt Nam doanh nghiệp cần biết