Tiếng Nhật là ngôn ngữ khó với cách phát âm đặc biệt, chính điều này khiến cho người Nhật gặp nhiều khó khăn khi học các ngôn ngữ sử dụng chữ Latin, tiêu biểu có thể kể đến tiếng Anh.
Tiếng Nhật là ngôn ngữ khó với cách phát âm đặc biệt, chính điều này khiến cho người Nhật gặp nhiều khó khăn khi học các ngôn ngữ sử dụng chữ Latin, tiêu biểu có thể kể đến tiếng Anh.
Nếu như mọi người nghĩ rằng việc nói kém tiếng Anh chỉ xuất hiện ở những người không dành nhiều thời gian để học hoặc những người làm việc trong các nhà máy thì ngay cả đối với những người giỏi nhất, có địa vị, có học thức thì trình độ tiếng Anh cũng không quá cao.
Đa phần người Nhật chú trọng ngôn ngữ chính thức của mình. Họ không chú trọng tiếng Anh trong đời sống, công việc hay bất kỳ lĩnh vực nào. Có những người giỏi về học thức nhưng trình độ tiếng Anh của họ lại không quá cao.
Trong môi trường học đường, người Nhật cũng vẫn học tiếng Anh như là một ngôn ngữ thứ 2. Tuy nhiên họ không chú trọng và đề cao ngôn ngữ này mà chỉ học những điều cơ bản nhất. Không học về cách giao tiếp, phát âm, ngữ pháp hay những cấu trúc tiếng Anh như thế nào.
Đây là một văn hóa giáo dục hình thành từ lâu tại Nhật Bản khi tiếng Anh được phổ cập vào chương trình học. Việc tiếp xúc với ngôn ngữ mới khác biệt hoàn toàn với ngôn ngữ chính thức nên gây nhiều điều mới lạ và họ chỉ học cho biết chứ không thật sự chú ý.
Trong văn hóa giao tiếp của người Nhật thì sự im lặng luôn được đề cao. Đặc biệt là trong những môi trường giáo dục thì việc im lặng là một phép lịch sử tối thiểu. Do đó khi học ngôn ngữ mới, điển hình là tiếng Anh, nếu không hiểu họ cũng sẽ im lặng và không phát biểu cho đến khi kết thúc buổi học. Ngoài ra tâm lý sợ sai cũng khiến họ ngại ngần việc nói tiếng Anh.
Đối với người Nhật, tiếng Anh không mang ý nghĩa quan trọng nào. Họ thường chỉ tập trung vào văn hóa và ngôn ngữ của quốc gia mình. Hầu như mọi người dân nơi này đều sử dụng tiếng Nhật là chủ yếu trong đời sống thường ngày, họ không tiếp xúc với ngôn ngữ mới và cảm thấy không cần thiết phải học tiếng Anh.
Một trong những lý do khiến người Nhật kém tiếng Anh chính là do sự khác biệt về bảng chữ cái. Trong khi tiếng Nhật gồm 4 loại chữ cái là chữ Hán, Hiragana, Katakana và Romaji thì tiếng Anh sử dụng bảng chữ cái Latinh. Điều này khiến cho nhiều người cảm thấy khó khăn khi phát âm tiếng Anh. Do đó dù học giỏi ngữ pháp nhưng người Nhật khó có thể giao tiếp được.
Khi du học Nhật Bản nếu các bạn sinh viên tham gia những ngôi trường Quốc tế và theo học những khoa tiếng Anh thì việc học và sử dụng tiếng Anh là điều cần thiết. Tuy nhiên việc học tiếng Nhật cũng là một điều không thể thiếu khi du học tại quốc gia này.
Hầu hết ngoài giờ học mọi người sẽ phải sử dụng tiếng Nhật để giao tiếp trong đời sống thường ngày và phải sử dụng tiếng Nhật hoàn toàn trong mọi hoạt động. Do đó việc sử dụng tiếng Anh tại Nhật bản là điều khá khó khăn vì người Nhật sẽ không hiểu, thay vào đó bạn nên trang bị cho mình kiến thức giao tiếp tiếng Nhật ở mức độ cơ bản.
Tiếng Anh là một ngôn ngữ toàn cầu được sử dụng ở nhiều quốc gia và là môn học bắt buộc. Tuy nhiên tại Nhật Bản, dù đã trở thành một môn học chính thức nhưng người Nhật giao tiếp tiếng Anh không được tốt lắm. Có nhiều nguyên nhân khiến cho người Nhật khó học tiếng Anh và tại quốc gia này tiếng Anh không được sử dụng phổ biến như nhiều nước khác.
Giờ phút đưa tiễn năm cũ và đón chào năm mới luôn là một khoảnh khắc thiêng liêng mà cả thế giới đều hướng về. Ở mỗi quốc gia, người ta có cách đón mừng năm mới theo những cách rất riêng nhưng tất cả đều cầu chúc cho một năm mới với nhiều may mắn, bình an, như ý. Cùng tìm hiểu không khí đón Tết trên thế giới nhé!
Ở các nước phương Tây, mọi người thường đổ ra đường và tập trung ở các quảng trường lớn để gặp gỡ, trò chuyện, uống bia để ôn lại những gì đã qua trong một năm cũ và chào đón một năm mới may mắn hơn, nhiều niềm vui hơn. Ở nước Anh, đêm giao thừa hằng năm người dân thường tụ tập ở quảng trường Trafalgar và Piccally Circus hay ở bất cứ nơi nào có thể nghe được tiếng chuông đồng hồ Big Ben của thủ đô London báo hiệu năm mới đã đến.
Tất cả mọi người du quen hay lạ đều nắm tay nhau hát bài Auld Lang Syne và cùng đếm ngược đến thời khắc năm mới. Khi tiếng chuông đồng hồ Big Ben vang lên, đó là một khoảng khắc thiêng liêng, một giây tĩnh lặng với biết bao ước nguyện trong lòng mỗi người rồi sau đó vỡ òa trong những cái ôm, những cái ôm, những lời chúc dành cho nhau. Họ cạn ly và câu cửa miệng sẽ luôn là “Happy new year” (Chúc mừng năm mới). Tuy nhiên, vào ngày 21/8/2017 vừa qua, việc đồng hồ Big Ben phải tạm ngừng hoạt động trong 4 năm cho việc sửa chữa đã khiến nhiều người dân Anh phải tiếc nuối và có thể sẽ ảnh hưởng đến không khí đón Tết của London năm nay. Chúng ta cùng đợi xem nước Anh sẽ đón Tết thế nào khi vắng tiếng chuông đồng hồ Big Ben nhé!
Trước đây, Nhật Bản cũng đón Tết âm lịch như Việt Nam chúng ta nhưng từ năm 1873 đến nay họ đã chuyển sang ăn Tết dương lịch như các nước phương Tây. Mặc dù vậy, người dân Nhật Bản vẫn giữ lại những phong tục truyền thống của mình như tổng vệ sinh, trang trí nhà cửa, làm các món ăn truyền thống, làm thiệp chúc Tết để tặng nhau.
Đêm giao thừa ở Nhật Bản được gọi là Omisoka. Vào thời khắc giao thừa, tất cả các ngôi chùa đều đồng loạt gióng lên 108 hồi chuông tượng trưng cho 108 ham muốn trần tục của con người theo quan điểm Phật giáo. Nếu từ chỗ bạn ở không thể lắng nghe được tiếng chuông chùa thì vẫn có thể xem nghi thức này trên các kênh truyền hình. Giao thừa ở Nhật, nhiều người dân vẫn đổ ra đường để tham gia các hoạt động vui chơi, xem bắn pháo hoa, nhưng cũng có rất nhiều người ở nhà với gia đình và cùng nhau thưởng thức mì trường thọ hoặc là ăn lẩu. Du lịch Nhật Bản trải nghiệm tết ở đất nước này nhé.
Giống như các quốc gia khác trên thế giới, người dân ở Mỹ cũng đón tết Dương Lịch trong không khí vui tươi phấn khởi. Vào đêm giao thừa, mọi người thường tập trung ở Times Square, cùng nhau đếm ngược và chào đón khoảng khắc đầu tiên của năm mới. Thời khắc kim đồng hồ vừa điểm 0g, một quả cầu thủy tinh thật to sẽ được thả từ từ xuống cùng hàng nghìn mảnh giấy đủ màu sắc. Khi quả cầu chạm đất cũng là lúc người dân Mỹ hô vang HAPPY NEW YEAR, gửi cho nhau những lời chúc tốt lành nhất và cùng nhau tung những mảnh giấy màu lên trời để cầu mong những điều tốt đẹp cho 1 năm mới đến.
Bước sang những ngày đầu năm mới, cuộc sống ở Mỹ khá tĩnh lặng, các văn phòng chính phủ, cơ quan, trường học đều đóng cửa nghỉ tết và người Mỹ sẽ dành phần lớn thời gian ở bên gia đình, đi thăm hỏi bạn bè hoặc tổ chức ăn uống tại nhà. Trong dịp năm mới, người dân Mỹ có truyền thống ăn bắp cải với hy vọng sẽ gặp được nhiều may mắn. Bên cạnh đó, người Mỹ cũng có phong tục đón năm mới khá độc đáo, cụ thể là người độc thân nếu muốn gặp được một nửa của mình trong dịp năm mới thì hãy mặc trang phục màu vàng, còn người có hy vọng phát tài trong năm mới thì sẽ chọn trang phục màu bạc.
Người Pháp đón năm mới bắt đầu từ ngày 01/01 nhưng ở mỗi miền của nước Pháp thì phong tục đón giao thừa có chút khác biệt. Cụ thể như ở miền Đông, lúc giao thừa, người ta sẽ ngậm đồng tiền vàng cầu mong phát đạt, giàu sang. Ở miền Tây, các chàng trai sẽ vào rừng tìm cây tầm gửi từ chiều cuối năm, anh chàng nào tìm thấy và mang về đầu tiên sẽ được phong ''Vua tầm gửi'', có quyền ôm hôn những cô gái đẹp đi ngang nhà mình trong suốt ngày mùng 1. Theo lịch của người Pháp, mỗi ngày trong một năm mang tên một vị thánh và ngày 31-12, đêm Giao Thừa, được gọi là đêm Thánh Sylvestre. Vào ngày này, người Pháp sẽ tổ chức bữa tiệc thịnh soạn và mời người thân bạn bè đến dự, các thành viên trong gia đình và khách mời sẽ quây quần chúc tụng nhau. Bắt đầu từ đêm giao thừa, người Pháp sẽ uống rượu say sưa cho đến hết đến ngày 3/1 mới kết thúc, bởi họ quan niệm vào ngày tết phải uống cạn hết số rượu mà họ có, như vậy mới mang lại sự điều may mắn, vạn sự như ý trong năm mới, nếu rượu vẫn còn thì sẽ gặp nhiều xui xẻo trong năm.
Ngoài ra, trong những ngày đầu năm mới, người Pháp thường kéo nhau ra đường để xem hướng gió đoán thời vận của năm. Gió thổi hướng Nam sẽ báo hiệu một năm bình an, mưa thuận gió hòa. Gió thổi hướng Tây sẽ là một năm đầy may mắn với nghề đánh cá và nuôi sữa bò. Gió thổi hướng Đông báo hiệu một mùa bội thu, nhà nhà no đủ. Nhưng nếu gió thổi hướng Bắc thì đây sẽ là báo hiệu cho một năm đầy khó khăn. Người dân sống tại thủ đô Paris cũng có một quan niệm rằng trong lần xuất hành đầu tiên của năm mới, nếu ai gặp được 3 anh lính thủy thì người đó sẽ được may mắn cả năm.. Du lịch Châu Âu thời điểm này được coi là đẹp nhất,
Nếu giao thừa ở các nước khác rơi vào cuối 12 đang là mùa Đông lạnh giá bên lò sưởi, áo lên ấm áp và rượu sâm panh thì đêm giao thừa tại Úc thời tiết lên đến gần 40 độ C, vì vậy người dân ở Úc thường chọn các hoạt động ngoài trời cùng trang phục mùa hè để chào đón năm mới với những chuyến đi chơi, những trò giải trí dành cho gia đình tại các bữa tiệc sôi nổi bên sông ở Melbourne và Brisbane. Đại tiệc hòa âm ánh sáng, DJ, khiêu vũ cho đến khi sang năm mới tại khu vực xung quanh công viên Elder thuộc Adelaide.
Úc là một trong những nơi đón giao thừa sớm nhất thế giới. Tết dương lịch ở Úc là những ngày vô cùng sôi nổi náo và nhiệt. Vào những giây phút cuối cùng trước nửa đêm ngày 31-12, người dân Úc sẽ khuấy động không gian bằng tiếng huýt sáo, lục lạc, còi xe và đổ chuông nhà thờ nhằm chào đón năm mới. Thời khắc giao thừa vừa điểm cũng là lúc Sydney trở thành trung tâm đón Giao Thừa của thế giới khi Cầu Cảng Sydney và nhà hát Opera bừng sáng trong những chùm pháo hoa rực rỡ đầu tiên và đẹp nhất thế giới được truyền đi cho hàng tỉ người xem trên khắp mọi nơi.
Cũng như các quốc gia Đông Nam Á, Singapore cũng chịu ảnh hưởng nhiều văn hóa văn minh phương Tây nên từ lâu cũng tổ chức đón tết dương lịch. Khi bắt đầu vào mùa lễ giáng sinh kéo dài đến tết dương lịch, từng con đường, từng khu phố ở đảo quốc Sư tử được trang hoàng lộng lẫy như khoác lên mình chiếc áo mới. Nếu Marina Bay rực sáng với dãy đèn lung linh cả một góc đảo thì các con phố khác cũng lấp lánh không kém, đặc biệt khu phố mua sắm Orchard Road trở nên đông đúc và náo nhiệt hơn bao giờ hết khi các cửa hàng mua sắm mở chiến dịch giảm giá từ 50-70% hàng loạt các mặt hàng đồng hồ, đồ điện tử, dụng cụ thể thao… thu hút sự quan tâm không chỉ với người dân Singapore mà còn với cả du khách quốc tế. Tuy nhiên, kỳ nghỉ tết dương lịch ở Singapore thường diễn ra không dài, không khí tết chỉ trong vài ba ngày kể từ 1/1 của đầu năm dương lịch, sau đó lại quay trở về nhịp sống thường ngày.
Từ nhiều thập niên qua, Thái Lan đã ăn mừng năm mới theo tết dương lịch, tết âm lịch chỉ còn là lễ hội mang tính truyền thống tôn giáo. Tết ở Thái Lan người dân được nghỉ 5 ngày. Bắt đầu từ ngày 28, hàng trăm nghìn người dân Thái rời Bangkok để về quê đón tết. Các ga tàu, bến xe liên tỉnh luôn tấp nập người chờ xe về khắp các nẻo trên đất Thái.
Tết dương lịch là dịp người Thái xum họp gia đình, chúc tết và tặng quà cho nhau. Ngày đầu năm, người Thái sẽ đi lễ chùa, tặng quà tặng tiền cho các nhà sư vì người Thái tin rằng những gì họ cho đi sẽ trở về với họ nhiều hơn trong tương lai. Vào những ngày tết dương lịch, những hàng quán ở Thái đều đóng cửa, trừ một số nơi phục vụ người nước ngoài sẽ vẫn hoạt động như thường.
Bài viết là những kinh nghiệm học tiếng Nhật của bản thân mình trong những năm qua.
Con đường học tiếng Nhật: Mình bắt đầu làm quen với tiếng Nhật khoảng 3 tháng trước khi sang Nhật, trước đó thì không có một chút kiến thức nào về tiếng Nhật và cũng không hiểu biết về Nhật mấy. Sau 3 tháng học ở Việt Nam, mình mới thuộc hết bảng hiragana, katakana và khoảng 10 chữ kanji (đếm từ 1 đến 10 ) Sau khi sang Nhật mình không có điều kiện đi học ở trường tiếng hay trung tâm tiếng Nhật, nên mình chọn cách tự học bằng tài liệu kiếm trên mạng và hàng tuần đến các lớp tình nguyện gần nhà để luyện thêm. Tự học đến trình độ giữa N3 và N2 thì mình đăng ký học thêm 1 khóa intensive 6 tháng tại trường YMCA ở bên này để củng cố và nâng cao kiến thức. Hết 6 tháng đó mình thi đỗ N2 và lại tiếp tục tự học để thi N1.
Và sau đây là cách tự học của mình:
1. Nên tự học khi đã có đủ kiến thức cơ bản: Ít nhất là phải thuộc làu làu hai bảng hiragana, katakana, giới thiệu tên tuổi, quốc tịch, nghề nghiệp các kiểu ok rồi, biết quy tắc viết kanji và một vài chữ kanji cơ bản. Nếu tự học từ con số 0 thì rất dễ … đi lạc, chẳng biết bắt đầu từ đâu.
2. Chọn tài liệu để học: Trên mạng có rất rất nhiều website dạy tiếng Nhật online, khi mới bắt đầu học thì chẳng biết đường nào mà lần, nên mình đã chọn những giáo trình mà nhiều người đều học như Minna no Nihongo, Genki, Nihongo Sou Matome v. v… Khi học theo những giáo trình quen thuộc, mình thấy rất nhiều diễn đàn, blog học tiếng Nhật thảo luận hay giải thích cụ thể về các vấn đề ngữ pháp, từ vựng có liên quan và mình có thể tìm đọc và tham khảo dễ dàng hơn là những giáo trình ít người học. Sau khi đã chọn được giáo trình, mình kiên trì đi theo một mình nó mà thôi. Khi bắt đầu học tiếng, hầu hết mọi người đều nhấp nhổm khi thấy dân tình “đồn” là ở chỗ này có sách này hay lắm, chỗ kia có video hay lắm v.v, mình cũng như thế. Nhưng mình chỉ xem qua để tham khảo, còn lại tập trung học nghiêm túc 1 giáo trình mà mình đã chọn ban đầu (Mình học hết Minna no Nihongo mới học sang cuốn khác). Học tràn lan sẽ rất dễ bị loạn, và bạn sẽ cảm thấy rối như tơ vò cho mà xem.
3. Học song song cả ngữ pháp và từ vựng: Nhiều người nói rằng chẳng cần học ngữ pháp làm gì, cứ học vẹt thôi sẽ nói được nhanh hơn. Mình nghĩ là điều này chỉ đúng một phần, Nếu mục đích học của bạn chỉ để giao tiếp đơn giản thì được. Còn nếu đã xác định học nghiêm túc để học đại học, để làm việc v. v thì vẫn cần phải nắm vững ngữ pháp. Theo mình nghĩ thì chính xác phải là: “Không cần để ý hay lo lắng về việc mắc lỗi ngữ pháp khi nói, chứ không phải là không cần học ngữ pháp.” Mình ngay từ đầu đã đọc rất kỹ những phần giải thích ngữ pháp, không hiểu thì phải tự kiếm diễn đàn hoặc hỏi trực tiếp ai đó ngay. Tuy từ vựng quan trọng nhưng không thể nào chỉ ghép các từ với nhau mà có thể truyền tải đúng ý được phải không? Học ngoại ngữ thì nên bắt chước là đúng, nhưng nếu bạn không hiểu rõ cấu trúc, bạn sẽ cảm thấy rất mơ hồ và khó có thể tự tin với những gì mình nói hoặc viết ra. Hãy nắm thật vững những vấn đề ngữ pháp cơ bản. Cũng không cần thiết phải hiểu thật rõ và phải dùng thật chính xác từng cấu trúc mà chỉ cần khi gặp một mẫu câu nào đó chúng ta có thể hiểu ý nghĩa của nó là được. Ngữ pháp giống như nền móng của một ngôi nhà, có vững trãi, kiên cố thì xây lên cao mấy cũng không sợ, còn đã lỏng lẻo rồi thì khó mà bền được. Chắc bạn cũng không muốn nhà mình chưa xây xong đã đổ phải không :) ?
4. Viết ra thật nhiều (cả viết tay và đánh máy) Nhiều người có thói quen đánh dấu hay memo ngay vào trong sách, chuẩn bị rất nhiều bút highlight xanh đỏ để bôi vào sách cho thật nổi bật, nhưng cách làm này không hiệu quả mấy với mình, vì nếu mình chỉ đánh dấu mà không xem lại lần nào thì cũng không nhớ nổi. Khi học xong kiến thức nào đó, mình thường tự viết vào sổ hay vở của mình, hoặc tạo file trên máy tính và gõ lại những gì mình muốn memo. Khi làm điều này, mình có thêm một lần ôn lại những gì đã học. Và khi bản thân tự viết ra, mình thấy nhớ lâu hơn.
Đừng nghĩ rằng phải biết nhiều từ vựng, phải giỏi giỏi một chút thì mới nên luyện viết. Hãy luyện viết từ khi bạn mới chỉ biết những từ hay cấu trúc đơn giản. Bắt đầu viết câu ngắn, rồi câu dài, sau đó dần dần tập viết đoạn, rồi viết bài luận. Biết ít thì viết câu dễ, biết nhiều hơn thì viết câu khó hơn. Lúc tự học, mình hay vào trang www.lang-8.com để viết và chờ người Nhật sửa giúp. Trang này giúp bạn học viết rất hiệu quả vì luôn luôn có người bản xứ chữa cho bạn. Bạn có thể tham khảo cách dùng trang này trong bài “Luyện viết tiếng Nhật với người Nhật trên lang-8″. Xem thêm trong bài “Một số trang web hay và ứng dụng hữu ích cho việc học tiếng Nhật” nhé.
Tại sao lại viết mà không phải nói? À, tại vì mình chưa đề cập đến phần nói thôi mà . Đùa tí thôi, mình nghĩ tâm lý của nhiều người khi mới học ngoại ngữ là có chút ngại ngùng, nhát nhát, nói ra không nổi vì phản xạ không kịp. Nhưng nếu bạn luyện viết ra, bạn có thời gian để nghĩ, để xem lại cấu trúc và hoàn chỉnh câu của mình. Sau này, vì đã từng viết ra rồi, nên bạn sẽ nhớ những câu đó, và đến khi phải nói ra những điều tương tự, bạn sẽ tự bật được ra vì nó đã ở trong đầu sẵn rồi. Tất nhiên nếu bạn hoạt bát và không nhát như mình thì có thể không cần làm thế này, nhưng mình thì vẫn nghĩ là viết là cách học rất hiệu quả.
5. Không học từng từ riêng lẻ, mà học theo cụm Cụm là cái gì? Tiếng Anh gọi là collocation, tiếng Nhật gọi là 連結語句 (れんけつごく: dịch nôm na là cụm từ hợp nhất). Collocation cho bạn biết là một từ thì đi với động từ, tính từ nào là đúng (nói cách khác là nó cho biết cách dùng đúng của từ đó). Khi bạn dùng đúng cụm từ của nó, cách diễn đạt sẽ tự nhiên giống như người bản xứ. Ví dụ: “tra từ điển” tiếng Nhật nói là 「辞書で調べる」(じしょでしらべる), chứ không nói là 「辞書をさがす」 hay 「辞書を読む」(じしょをよむ). Tiếng Việt cũng vậy, khi muốn diễn đạt hành động tra cứu, tìm kiếm từ trong từ điển, chúng ta nói là “tra từ điển” chứ không nói là “đọc từ điển”.
Vậy nên, thay vì học mỗi từ 辞書, bạn hãy học thêm cả cụm 辞書で調べる。Học cái này ở đâu? Mình hay học khi tra từ mới trong từ điển. Một từ điển tốt không chỉ cung cấp nghĩa của từ mà còn cho cả ví dụ trong câu, các cách sử dụng từ đó. Bạn nên đọc hết nhé. Mình biết nhiều người chỉ có thói quen này khi đã học lên trình độ cao, nhưng mình thì đã duy trì việc này từ hồi mới học tiếng Nhật và thấy nó rất hữu ích.
Cách học kanji của mình chỉ tóm gọn trong 2 nốt nhạc: Luyện viết và đọc
Mình lại nhấn mạnh việc VIẾT RA. Khi mới bắt đầu mình học theo quyển “Kanji – Look and Learn”. Mình download tài liệu trên mạng, in ra và học: vừa luyện viết, vừa học thuộc. Với kanji thì mình không có phương pháp thần thánh nào cả, chỉ có học thuộc lòng và luyện viết. Học mỗi ngày một ít thôi, tùy theo khả năng và thời gian của bản thân. Trước thì mình học mỗi ngày 10 từ thôi, hôm nào bận thì 5-6 từ. Trước khi học bài sau luôn ngắm nghía lại bài trước coi như để ôn lại.
Chẳng lẽ cứ viết mãi như thế, học vẹt mãi như thế, sao mà nhớ nổi đây?
Đúng là khi học đến tầm 500 từ thì… chịu hết nổi . Làm theo cách thủ công kia mất thời gian khủng khiếp. Mình đã bỏ không luyện viết từng chữ nữa, mà quay sang học từ vựng qua đó học kanji luôn. Mình học bằng cách … ĐỌC. Đọc ở đâu? Đọc ở bất cứ chỗ nào có tiếng Nhật: trên đường, trong ga, các thông báo gửi đến nhà, đọc cách sử dụng trên các đồ vật v.v
Khi mới bắt đầu chỉ chọn đọc những chỗ nào có chữ to, độ dài vừa phải, nhìn mát mắt, không đọc mấy cái dài ngoằng chi chít chữ. Khi khá hơn chút thì bắt đầu tập tành đọc báo online, đọc mấy cái tờ rơi, tạp chí mà người ta cứ hay nhét vào hòm thư ở nhà mình ý. Tất nhiên không đọc hết đâu, chọn cái nào xanh đỏ đẹp bá cháy mà đọc, hì hì.
Có nhiều từ không hiểu thì sao? Đọc đến đâu tra đến đấy, cứ chữ nào không biết lại tra. Chỉ tra để hiểu lúc đấy, không cần ghi lại luôn. Lần sau đọc cái khác, gặp lại chữ quen quen mà không nhớ nghĩa thì lại tra tiếp. Gặp nó vài lần là nhớ liền. À còn nếu mà chữ nào cũng không biết thì…vứt luôn nó đi, vì chưa đủ trình. Hẹn gặp lại nó vào… mùa thu năm tới vậy. Và đúng là thu năm sau đọc lại thì hiểu thật, vui muốn xỉu :))
Nhưng chỉ đọc thôi thì dễ nhầm mặt chữ lắm vì kanji nhiều bộ nhìn cứ na ná như nhau ý. Và mình lại quay về “con đường xưa yêu dấu”: Luyện viết. Không phải luyện viết từng chữ kanji đâu, mà luyện viết thành câu, thành đoạn như mình đề cập ở mục số 5 nhé.. Viết bất cứ cái gì mình thích, không biết lại tra. Thi thoảng, viết status trên facebook bằng tiếng Nhật luôn cho nóng :D. Hồi mới học tiếng mình cũng ham hố viết status lắm, thực ra thì chỉ toàn mấy câu vô bổ như: 「きょう、うれしいなあ」(à viết bằng kanji nhé) xong chèn mặt cười toe toét với cái ảnh … chả liên quan, hay up một cái ảnh ăn uống đề huề rùi phán…「とてもおいしいよ。おすすめです」Nói chung là vô thưởng vô phạt, nhưng tự viết ra thế rồi dân tình like với comment xong cũng thấy một số niềm vui nhỏ bé, lại có động lực học tiếp :D
À có một điều mình nghĩ là nhiều người đã biết nhưng mình thì mãi mới biết, đó là có thể tra kanji bằng cách dùng ngón tay viết trực tiếp trên bàn phím điện thoại. Có lẽ do mình gà thôi nhưng mình vẫn muốn chia sẻ với những bạn… gà như mình. Trong cài đặt điện thoại có thể chọn thêm bàn phím romaji, kana tiếng Nhật, và còn có 1 mục nữa là simplified Chinese (handwriting) – tức là viết tay chữ Hán, cho phép bạn dùng ngón tay vẽ chữ lên đó, sau đó máy sẽ tự hiện ra một số kanji tương ứng để bạn chọn. Giờ thì không còn lo là nếu ko biết cách đọc kanji thì làm sao mà tra từ được nhé. Òa, dài quá rồi. Di chuyển sang tầng 2 thôi. Tôi đã học tiếng Nhật như thế nào? – P2
Xin vui lòng không đăng lại nội dung trên trang này nếu không được phép của chúng tôi.